Đời sống

Bà bầu ăn trứng luộc hay trứng rán mới tốt?

Trứng có nhiều cách chế biến, trong đó lành mạnh nhất là trứng luộc. Vậy trứng luộc có tốt cho bà bầu không và cần lưu ý những gì khi ăn trứng luộc.

3 công dụng bất ngờ từ cà chua bà bầu nào cũng cần phải biết / Không chỉ tốt cho bà bầu, nước dừa còn giúp trị căn bệnh nhiều người mắc phải

Lợi ích của trứng luộc

Trứng luộc là một thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng.

Chúng là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao tuyệt vời, đồng thời giàu vitamin B, kẽm, canxi cùng các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa quan trọng khác.

Trứng cũng là một nguồn protein nạc rất tốt (mỗi quả trứng chứa khoảng 6 gramprotein nạc).

Lòng đỏ trứng luộc cung cấp choline, là chất rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ.

Trứng luộc cũng rất giàu lutein và zeaxanthin - chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe của mắt.

2155f7a4-shutterstock_206082253-1
Ảnh minh họa.

Bà bầu ăn trứng luộc được không?

Phụ nữ mang thai có thể ăn trứng luộc, vì trứng luộc giàu khoáng chất, vitamin và chất béo tốt.

Ăn trứng luộc khi mang thai sẽ giúp cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ và bé.

Theo Times of India, phụ nữ có thai nên ăn khoảng 1-2 quả trứng/ngày, tùy thuộc vào mức cholesterol trong cơ thể.

Mỗi quả trứng chứa khoảng 185mg cholesterol và cơ thể cần khoảng 300 mg mỗi ngày.

 

5 lợi ích của việc ăn trứng luộc đối với bà bầu:

- Trứng luộc cung cấp cho bé lượng protein cần thiết để tăng cường sự phát triển khỏe mạnh.

- Trứng chứa choline, chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của não bộ. Trứng giúp bé phòng ngừa nhiều loại bệnh.

- Mỗi quả trứng chứa khoảng 70 calo và giúp đáp ứng một phần nhu cầu calo hàng ngày cần thiết cho em bé và mẹ.

- Ăn trứng sẽ giúp cân bằng lượng cholesterol tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, với những phụ nữ đã có vấn đề về cholesterol thì nên ăn lòng trắng trứng và tránh ăn lòng đỏ.

 

- Trứng chứa bốn loại vitamin tan trong chất béo, đặc biệt là vitamin A, giúp tăng trưởng và phát triển bình thường trong thai kỳ, bao gồm phổi, thận, tim, mắt và các cơ quan khác của thai nhi.

Bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào?

Nên ăn trứng gà vào bữa sáng

Bà bầu nên ăn trứng gà vào buổi sáng để hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong trứng. Một bữa sáng giàu năng lượng sẽ giúp cho bầu có một ngày làm việc hiệu quả, tránh ăn trứng gà ban đêm sẽ khiến bà bầu bị đầy hơi trướng bụng do hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.

Không nên ăn trứng gà sống

 

Những bà bầu ăn trứng gà lòng đào hay trứng gà sống có thể bị ngộ độc bởi vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi gây sinh non, co bóp tử cung, khiến mẹ bầu mất nước do tiêu chảy hoặc ói mửa. Khi ăn trứng gà, bầu nên luộc chín trứng hoàn toàn, không nên ăn trứng bên ngoài hàng quán để tránh ăn phải trứng gà cũ, trứng không được làm chín kỹ.

photo-1-1636766993338732625173

Không nên ăn quá nhiều

Vậy, bà bầu ăn trứng gà bao nhiêu là đủ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng gà trong một tuần. Đặc biệt nếu bà bầu tăng cân quá nhanh hoặc có tiền sử bệnh tim mạch chỉ nên ăn mỗi tuần 1 quả trứng gà. Ngoài ra, một quả trứng gà chứa hơn 200mg cholesterol, nếu mẹ bầu có hàm lượng cholesterol trong máu cao thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế ăn lòng đỏ.

Không ăn trứng gà đã để quá lâu

Trứng gà được thu hoạch quá lâu sẽ không còn chất dinh dưỡng và có nhiều vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở làm hư hại lòng trắng, lòng đỏ và gây hại cho mẹ và thai nhi. Thêm vào đó, bà bầu nên ăn trứng gà ngay sau khi chế biến, tránh ăn trứng gà đã để qua đêm.

 

Thêm một lưu ý khác cho mẹ, đó là bảo quản trứng gà tốt nhất là trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 20 độ C. Không nên cất trứng gần các thực phẩm khác, tốt nhất là nên để ở khay đựng trứng riêng.

Tránh uống nước trà khi ăn trứng gà

Bà bầu ăn trứng gà nên tránh uống trà cùng lúc vì nước trà có axit tannic nếu kết hợp với protein trong trứng gà sẽ gây khó tiêu, đầy hơi cho bà bầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm