Bà Rịa-Vũng Tàu: Cho cây dại ở với tiêu, đào cả tấn củ, bán đắt tiền
Sơn La: Trồng cỏ nuôi con uống nước lã, mỗi năm kiếm đôi trăm triệu đồng / Bình Phước: Có 1 ha vườn trồng "lung tung" thôi mà 9X lời 1,5 tỷ/năm
Khi giá tiêu ở mức thấp, thu không đủ bù chi khiến nhiều người trồng tiêu ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng không mặn mà đầu tư giữ vườn tiêu. Anh Lâm Ngọc Nhâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thương mại Du lịch Bầu Mây (xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thì lại có suy nghĩ hoàn toàn ngược lại.
Chỉ tay vào những củ hoài sơn, anh Nhâm nói: “Cách đây 3 năm (2015) khi giá hồ tiêu xuống thấp, công ty đã thử nghiệm trồng nhiều loại cây cộng sinh trong vườn tiêu và thành công với cây hoài sơn”.
Anh Nhâm chia sẻ về mô hình trồng tiêu xen cây hoài sơn
Cây hoài sơn là cây mọc hoang dại tự nhiên dưới các tán lá cây trong rừng và có nhiều loài (khoảng 20 loài). Cây hoài sơn trồng tại vườn của công ty được lấy từ vùng núi Mây Tàu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Là loại cây thân leo, nhưng khi đưa vào trồng trong vườn tiêu, cây hoài sơn được điều khiển phát triển bò trên phần diện tích đất trống.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây hoài sơn giữ độ ẩm cho đất, làm cho đất tơi xốp, vườn tiêu không phải làm cỏ. Thân rễ phình to thành củ ăn sâu xuống đất, có nhiều rễ con làm cho mặt đất nứt tạo độ thông thoáng và lưu dẫn nguồn nước thoát cho cây tiêu, chống xói mòn.
Với chiều cao cây tiêu 5 - 6 mét là môi trường lý tưởng cho cây hoài sơn phát triển. Sự sinh trưởng cộng sinh này không cạnh tranh về ánh sáng. Bón phân cho cho cây tiêu cũng là bón phân cây hoài sơn, tiết kiệm chi phí, tăng giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác.
Anh Nhâm cho biết thêm: Cây hoài sơn thường trồng vào đầu mùa mưa, một hàng tiêu trồng xen một hàng hoài sơn, cây cách cây 20 cm. Với diện tích 1 ha, trước khi trồng cần bón lót 15 tấn phân chuồng ủ hoai, 250kg phân NPK loại 16-16-8.
Sau một tháng trồng hoài sơn, bón thúc tăng lượng phân NPK lên khoảng 500-700 kg/ha. Mỗi ha đất trồng tiêu, trồng xen khoảng 20.000 gốc cây hoài sơn. Trong vòng 6 tháng là cây có thể cho thu hoạch củ.
Mỗi cây hoài sơn cho một củ có trọng lượng khoảng từ 0,5 - 3kg. Mỗi ha trồng tiêu khi trồng xen cây hoài sơn nếu chọn được giống tốt, rõ nguồn gốc, bón phân cân đối, áp dụng kỹ thuật canh tác thì năng suất có thể cho từ 30-40 tấn củ.
Củ của hoài sơn có giá trị kinh tế cao (khoảng 120-150 nghìn đồng/kg). Ngoài việc dùng để ăn còn làm dược liệu điều chế thuốc quý chữa các bệnh như ăn uống khó tiêu, mồ hôi trộm, tiểu đường, giúp phụ nữ sau sinh ăn ngon miệng và hấp thu tốt.
Chính những đặc tính ưu việt đó mà sắp tới Công ty sẽ chế biến củ hoài sơn thành sản phẩm “Sữa Hoài Sơn”, đưa ra tiêu thụ thị trường trong nước và quốc tế.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được