Đời sống

Bàn chân bị tê khi đang tập luyện cảnh báo điều gì?

Khi tập luyện các phản ứng sinh học sẽ nhanh và mạnh hơn. Trong một số trường hợp, người tập sẽ bắt đầu cảm thấy bàn chân, bày tay bị tê.

Tác dụng của bài tập plank với sức khỏe và vóc dáng / Tập thể dục có lợi trong điều trị bệnh tiểu đường và trầm cảm hậu COVID-19

Khi bắt đầu tập, cơ thể sẽ nóng lên, tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập. Những phản ứng này sẽ đi đôi với dòng máu lưu thông trong cơ thể nhanh hơn.

Trong khi tập luyện, các mao mạch sẽ giãn nở, giúp máu lưu thông nhanh hơn gấp 20 lần so với bình thường. Khi máu chảy dồn vào cơ bắp, cơ thể bắt đầu chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. Quá trình này sẽ cần nhiều oxy.

Đặc biệt, nhu cầu oxy còn tăng cao hơn khi tập luyện thể thao. Do đó, không có gì lạ khi cơ thể bị thiếu oxy. Vì bàn tay, bàn chân ở xa tim nhất nên các biểu hiệu thiếu oxy đầu tiên sẽ xuất hiện tại các vị trí này, biểu hiện là cảm giác ngứa ran ở bàn tay, bàn chân.

Cảm giác ngứa ran hoặc tê này còn liên quan đến vấn đề lưu thông máu kém do làm việc dưới thời tiết lạnh, hút thuốc, thiếu vitamin.

Một lý do khác khiến bàn chân bị tê khi tập luyện còn có thể do mang giày không phù hợp. Nếu giày quá chật có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở bàn chân, hệ quả là gây tê ngứa.

Khi áp lực này được cởi bỏ thì cảm giác tê ngứa cũng hết. Do đó, biện pháp tức thời là hãy nới lỏng dây giày, sau đó tìm mua đôi giày phù hợp. Lúc chọn giày, mọi người cần lưu ý là khi tập luyện, bàn chân sẽ tạm thời phình to ra một chút. Dựa vào yếu tố này với độ dày của vớ, người tập nên chọn đôi giày hơi rộng một chút so với kích cỡ bàn chân.

Ngoài ra, một số loại bệnh cũng khiến bàn chân ngứa ran khi tập luyện như biến chứng tiểu đường, đa xơ cứng hay các bệnh gây tổn thương dây thần kinh khác cũng có thể khiến bàn chân bị tê ngứa.

Nếu người tập cảm thấy lo lắng về tình trạng tê ngứa bàn chân khi tập luyện thể thao thì đừng ngần ngại đến bác sĩ kiểm tra.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm