Đời sống

Bánh mỳ không tốt như bạn nghĩ: Ăn thường xuyên bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại đáng sợ này

Dù có thích ăn bánh mì thế nào đi chăng nữa, hãy ăn bánh mì lượng vừa phải bỏi nếu ăn nhiều bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại đáng sợ dưới đây.

1 tháng uống nước ép rau bina, cơ thể nhận được những lợi ích gì? / Nếu muốn sống thọ trăm tuổi như người Nhật, đây là 7 loại thực phẩm nên ăn nhiều mỗi ngày

Ăn quá nhiều thực phẩm nào đó cũng không hề tốt cho sức khoẻ. Ăn bánh mì quá thường xuyên cũng vậy, sẽ khiến cơ thể nhanh bị suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh tiểu đường, tiêu hóa, hô hấp kém. Thế nên, dù có thích ăn bánh mì thế nào đi chăng nữa, hãy ăn bánh mì lượng vừa phải, ăn kết hợp vớithực phẩm tươi sốngsẽ tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là những nguy hại cho sức khỏe khi ăn bánh mì quá thường xuyên:

1. Nghiện bánh mì

Trong bánh mì có chứa gluten, một loại chất gây cảm giác thèm ăn. Nếu bạn tiêu thụ bánh mì thường xuyên, gluten sẽ tích tụ lượng lớn trong cơ thể và khiến cho bạn “nghiện” bánh mì lúc nào không hay.

Một khi bị “nghiện” bánh mì, bạn sẽ luôn có cảm giác mình cần phải ăn, muốn ăn bánh mì và nhiều người còn ăn bánh mì thay thế cho mọi loại thực phẩm khác.

banh-my-khong-tot-nhu-ban-nghi-an-thuong-xuyen-ban-se-phai-doi-mat=voi-nhung-tac-hai-nay_1
Ảnh minh họa

2. Thiếu chất dinh dưỡng

Đặc biệt, bánh mìtạo cảm giác no lâu nhưng chứa ít dưỡng chất, khi ăn quá nhiều sẽ gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và người lớn bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Không những thế, bánh mì còn là nguyên nhân làm giảm hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Các axit phytic trong lúa mì sẽ tạo phản ứng hoá học với các chất kẽm, sắt, canxi, không tạo thành chất dinh dưỡng.

3. Gây khó tiêu

Thành phần gluten trong bánh mì còngây khó tiêu, khi ăn bánh mì thường xuyên, bạn dễbị táo bón, rối loạn dạ dày, mắc các bệnh về tiêu hóa khác. Đồng thời, gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, làm cho các chất dinh dưỡng không còn hiệu quả.

banh-my-khong-tot-nhu-ban-nghi-an-thuong-xuyen-ban-se-phai-doi-mat=voi-nhung-tac-hai-nay_3

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 

Bánh mì còn chứa amylopectin A, khi nồng độ chất này quá cao nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu,tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bột ngũ cốc trong bánh bì được hấp thụ và chuyển hoá thành đường glucose. Chất này sản sinh chất béo insulin có hại cho máu. Bánh mì làm cho chỉ số đường huyết nhanh chóng tăng nhưng cũng nhanh chóng giảm. Mức độ thiếu ổn định gây cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn nên chế độ ăn uống mất cân bằng.

5. Khó thở

Những sản phẩm bánh mì làm bằng nguyên liệu lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch, khi tiêu thụ lượng lớn sẽ tạo ra các chất nhầy trong cơ thể. Nhữngchất nhầy này dễ làm đường hô hấp, mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, khó chịu trong người.

banh-my-khong-tot-nhu-ban-nghi-an-thuong-xuyen-ban-se-phai-doi-mat=voi-nhung-tac-hai-nay_4

Cách ăn bánh mì tốt chosức khỏe

Các loại bánh mì trắng chúng ta thường sử dụng (bánh mì ổ, bánh mì sandwich) chứa khoảng 67 calo cho mỗi lát 25g. Người bình thường mỗi ngày cần nạp từ 1500 đến 2500 calo.

 

– Để đảm bảo khẩu phần ăn khoa học, mỗi lần chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 lát bánh mì và chỉ nên ăn vào buổi sáng hoặc dùng trong bữa ăn nhẹ. Bạnkhông nên ăn bánh mì quá thường xuyên, không ăn hằng ngày, nên ăn cách bữa. Không nên ăn bánh mì vào buổi tối. Nhất là trước khi đi ngủ vì sẽ làm tích tụ năng lượng dư thừa thành mỡ tại eo, bụng, đùi và tích trữ cả ở trong gan, gây ảnh hưởng chức năng gan.

banh-my-khong-tot-nhu-ban-nghi-an-thuong-xuyen-ban-se-phai-doi-mat=voi-nhung-tac-hai-nay_6

– Khiăn bánh mì nên kết hợp với nhiều thực phẩm tươi sốngđể bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

– Nếu có thói quen ăn bánh mì thay cơm, bạn cần bỏ thói quen này ngay,thay đổi thực đơn thường xuyên để đổi khẩu vị, tránh bị nghiện bánh mì.

– Bánh mì nên chọn những sản phẩm mới làm, nên mua luôn từ lò làm bánh mì nếu có thể.

– Thay vì sử dụng nhiều các loại bánh mì trắng. Nên thử lựa chọn thay thế bằng các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen. Ngũ cốc nguyên hạt do giữ lại được lớp cám bên ngoài nên chứa nhiều loại dưỡng chất mà ngũ cốc tinh chế không thể có được. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ tan và không tan, cả hai chất này đều mang đến những lợi ích cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Bên cạnh đó, còn có vitamin nhóm B, điển hình là niacin, thiamine, folate; khoáng chất: kẽm, sắt, magie, mangan; các loại protein có nguồn gốc từ thực vật dễ hấp thu; nhóm các hợp chất thực vật: polyphenols, stanols và sterol…

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm