Đời sống

Bầu 7 tháng mỗi ngày chồng chỉ cho 50 ngàn chi tiêu vì sợ điều này

Ngày yêu, bố mẹ tôi ngăn cản vì nhà mình nghèo hơn, không môn đăng hậu đối, thế nhưng khi đó tôi bất chấp, quyết cưới cho kì được. Giờ đây, bầu gần đến ngày sinh, chứng kiến cách đối xử và sự nghi ngờ của anh với mình tôi mới thấm thía nỗi nhục này.

Làm gì để rũ bỏ cuộc hôn nhân không hạnh phúc? / Thời điểm nào thì cuộc hôn nhân của bạn trở thành “Ban ngày là vợ chồng, ban đêm là hàng xóm”?

Anh có nhà ở thành phố. Mặc dù không phải quê gốc ở đây nhưng do bố mẹ làm ăn phát đạt nên từ khi còn là sinh viên chồng tôi đã được mua nhà cho để sống.

Thú thật, tôi đến với anh một phần vì tình yêu, phần vì nghĩ gia đình mình đã nghèo, nếu lấy một anh cùng cảnh sau này khổ lắm. Tôi chọn anh vì nghĩ chí ít cũng có cuộc sống ổn định hơn mặc dù tôi không hề tham lam.

Tất cả những gì tôi toan tính chỉ có vậy, tôi hoàn toàn không hề nghĩ lấy chồng giàu để trục lợi, ki cóp về cho gia đình mình. Với bố mẹ, tôi hạnh phúc là món quà lớn nhất chứ không phải việc tôi có cho được bố mẹ nhiều tiền hay không.

Sau khi tôi và anh về ra mắt, phía nhà anh tỏ thái độ luôn. Mẹ anh còn nói vọng ra từ trong bếp: “Sao mày dại thế hả con? Bố mẹ cặm cụi làm cả đời mua nhà thành phố cho mày, để mong mày lấy được cô vợ xứng tầm mà đổi đời, đây lại đi rước người như thế về, rồi lại làm như trâu mà nuôi nó, nuôi nhà nó thôi con ạ”.

Tôi nghe mà tủi hờn lắm. Nhưng lúc đó tôi đang có bầu 3 tháng rồi, cũng chẳng còn cách nào khác.

Tôi đến với anh một phần vì tình yêu, phần vì nghĩ gia đình mình đã nghèo, nếu lấy một anh cùng cảnh sau này khổ lắm. (Ảnh minh họa)

Tôi đến với anh một phần vì tình yêu, phần vì nghĩ gia đình mình đã nghèo, nếu lấy một anh cùng cảnh sau này khổ lắm. (Ảnh minh họa)

Sau đám cưới, tôi ở nhà, không đi làm. Thể trạng tôi yếu nên từ khi bầu mấy lần dọa sảy, thế nên tôi sợ, chỉ ở nhà quanh quẩn cơm nước và chờ ngày sinh nở.

Người nhà ở quê, bạn bè đều tưởng tôi sướng khi lấy chồng được ở nhà chơi. Có ai thấu hiểu nỗi cơ cực của tôi khi phải ngửa tay xin chồng từ đồng một.

Tôi nhớ như in lời mẹ chồng tôi sang sảng nói trong điện thoại với chồng: “Giờ nó bầu bí, không đi làm, một đồng không kiếm được, con phải quản lí chi tiêu, đừng có đưa lắm tiền rồi nó lại giấu đi cho nhà ngoại. Một thân con làm nuôi vợ nuôi con đã khổ lắm rồi, không cẩn thận rồi nuôi báo cô cả nhà nó đấy”.

Nghe lời mẹ, mỗi ngày, trước khi đi làm, chồng tôi rút ví đưa cho tôi… 50 ngàn để chi tiêu trong ngày. Bữa tối về ăn gì thì chồng tôi mua. Cầm số tiền đó, tôi cảm thấy cổ họng nghẹn đắng. Nhiều hôm tôi thèm ăn thứ gì đó cũng không đủ tiền.

 

Bầu bí nên tôi nhanh đói, lại hay thèm thứ nọ thứ kia nhưng không làm ra tiền nên tôi chẳng dám ngỏ lời. Nhưng tôi không dám xin thêm vì cứ nghĩ đến câu nói của mẹ chồng tôi lại sợ người ta nghi ngờ mình thêm nữa.

Nghe lời mẹ, mỗi ngày, trước khi đi làm, chồng tôi rút ví đưa cho tôi… 50 ngàn để chi tiêu trong ngày. (Ảnh minh họa)

Nghe lời mẹ, mỗi ngày, trước khi đi làm, chồng tôi rút ví đưa cho tôi… 50 ngàn để chi tiêu trong ngày. (Ảnh minh họa)

Không thể nào nói hết nỗi tủi hờn của tôi. Chồng vẫn tốt, vẫn chăm sóc nhưng tiền anh chỉ đưa đúng như thế, từ việc đi chợ hàng ngày, ăn món gì cũng do chồng tôi quyết hết. Tôi biết anh làm không phải vì thương mà vì sợ tôi lén mang tiền cho nhà ngoại.

 

Có hôm tôi lên cơn đau bụng gấp, bắt taxi vào viện khám vì chồng không có nhà mà một đồng cũng không có. Cực chẳng đã tôi phải chạy sang hành xóm vay tiền. Ấy vậy mà hôm sau về, chồng tôi cũng đích thân sang trả chứ không dám để tôi tự đi.

Tôi thương cái thân mình một, thương con mười thì thương bố mẹ tôi gấp trăm, gấp vạn. Tôi chưa làm gì để báo hiếu được cho bố mẹ mình mà lại để bố mẹ luôn phải sống trong cảnh bị khinh thường thế này.

Tôi thương cái thân mình một, thương con mười thì thương bố mẹ tôi gấp trăm, gấp vạn. (Ảnh minh họa)

Tôi thương cái thân mình một, thương con mười thì thương bố mẹ tôi gấp trăm, gấp vạn. (Ảnh minh họa)

Giờ đây, tôi vẫn nhẫn nhục sống trong cảnh ngửa tay xin chồng mỗi ngày 50 ngàn, ăn nhịn thèm, nhịn nhạt. Thi thoảng lại là vài cuộc điện thoại từ phía nhà chồng, không hỏi thăm mà chỉ nhắc nhở: “Làm gì thì làm, ăn tiêu phải tiết kiệm vào”.

 

Tôi biết cuộc hôn nhân này chẳng thể bền lâu được, tôi gắng gượng là vì con. Dù sao tôi cũng cần phải nuôi con, đợi con lớn tôi mới có thể dứt ra và tự lực bằng chính sức mình.

Theo Thu Oanh/Khám phá
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm