Bé trai sinh non nặng 700g sống sót kỳ diệu
Pin cúc áo cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ / Dùng tim lợn để thay thế tim người?
Đó là trường hợp hi hữu của bé trai con sản phụ Đ.T.K. (38 tuổi, ngụ tại Hậu Giang). Được biết, hơn 4 tháng trước chị phải chuyển đến Bệnh viện Hùng Vương khi đang mang thai ở tuần 25 nhưng có biểu hiện bất thường. Qua thăm khám, bác sĩ xác định thai nhi bị suy hô hấp do nhiễm trùng ối.
Trước nguy cơ cháu bé có thể tử vong trong bụng mẹ, các bác sĩ đã nỗ lực chăm sóc, hỗ trợ điều trị. Nhưng tiên lượng không khả thi nên phía bệnh viện chỉ định thai phụ sử dụng thuốc trưởng thành phổi cho bé sinh thiếu tháng. Sau 1 ngày nhập viện, người mẹ chuyển dạ, cho ra đời bé trai cân nặng chỉ được 700g.
Bác sĩ chia sẻ: “Cậu bé chào đời với thể trạng chỉ bằng chiếc bánh mì, thính lực tốt nhưng thị lực bị cảnh báo sẽ mắc phải bệnh lý võng mạc do sinh non. Ngoài ra, sức khỏe của bệnh nhi sơ sinh còn bị đe dọa bởi tình hình suy hô hấp do viêm phổi”.
Cậu bé đã khỏe mạnh, được xuất viện về nhà sau 4 tháng phải chăm sóc tích cực
Ngay sau khi chào đời, bé được cho vào lồng kính thở máy. Cháu thoi thóp từng hơi thở và bấu víu sự sống nhờ các thiết bị y khoa hỗ trợ kết hợp nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Những diễn tiến tích cực mang lại nhiều hi vọng hơn cho gia đình và các y bác sĩ khi bé có dấu hiệu tăng cân, đáp ứng tốt với việc chăm sóc, điều trị.
Niềm vui vỡ òa khiến người mẹ bật khóc khi lần đầu tiên con trai của chị không còn phải lệ thuộc vào chiếc máy thở ở ngày thứ 71 sau sinh. Thoát khỏi chiếc lồng ấp, cậu bé được trở về với vòng tay yêu thương và hơi ấm của người mẹ bằng phương pháp Kangaroo (da kề da), cháu bắt đầu bú sữa tốt và thở được khí trời.
Hơn 4 tháng chạy đua với tử thần giữa lằn ranh sinh tử, các y bác sĩ và gia đình đã giành lại sự sống cho bệnh nhi. Chiều ngày 12/12, (sau 123 ngày chăm sóc) bé đạt cân nặng 2,23kg, bé ngủ tốt, các chỉ số hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa ổn định nên được xuất viện về bên gia đình. Cháu sẽ tiếp tục được tái khám, theo dõi những diễn tiến sức khỏe để tránh các nguy cơ có thể gặp ở trẻ sinh non.
Nói về những khó khăn trong nỗ lực cứu bệnh nhi BS.CK2 Bùi Thị Thủy Tiên, Trưởng khoa Sơ sinh cho biết: “Từ khi chào đời bé đã phải thở máy, chăm sóc tích, nuôi ăn bằng tĩnh mạch, bằng dịch truyền, chúng tôi đã nỗ lực để tăng cường dinh dưỡng cho bé bằng sữa mẹ và sữa công thức. Khoảng thời gian 1 tháng sau sinh bé bị viêm phổi nặng có lúc tưởng như đã tử vong, tình trạng viêm phổi diễn tiến bất thường nguy cơ ngạt ống nội khí quản khi thở máy. Nỗ lực đổi kháng sinh, điều trị tích cực của các bác sĩ đã giúp cháu qua được nguy kịch”.
Bên cạnh viêm phổi, các bác sĩ còn phải phẫu thuật đóng ống động mạch của bé do ống động mạch không tự đóng lại như những trẻ sơ sinh khác. Bệnh viện Hùng Vương cũng phải kết hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 nỗ lực điều trị bệnh lý võng mạc cho bệnh nhi.
Để tránh những nguy hiểm có thể xảy đến với mẹ và bé trong quá trình mang thai, bác sĩ khuyến cáo những phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe sinh sản để phát hiện, xử lý các dấu hiệu bất thường của cơ thể trước khi mang thai; trong giai đoạn thai kỳ ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, thai phụ nên đi khám thai định kỳ; khi có những biểu hiện bất thường trong giai đoạn thai kỳ cần đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, xử lý kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn