Bệnh quai bị và những điều bạn cần biết
2 món ngon lạ miệng với nha đam nhiều chị em chưa biết / Hạt điều - thực phẩm tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết
Quai bị là bệnh gì?
Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị tản phát quanh năm nhưng thường tập trung vào những tháng thu – đông ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên, với tỷ lệ mắc bệnh dao động trong khoản 10 đến 40 trường hợp trên 100 ngàn dân.
Tuy đã có vắc xin phòng bệnh quai bị, nhưng do việc tiêm vắc xin dự phòng chưa được phổ cập rộng rãi nên tỷ lệ mắc bệnh quai bị gần như không giảm trong vòng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, nhưng nếu người bệnh chủ quan chậm trễ điều trị có thể khiến bệnh trở nặng và gây nên nhiều biến chứng khó lường.
Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây nhiều biến chứng khó lường.
Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này có thể tồn lâu ở bên ngoài cơ thể 30 - 60 ngày với điều kiện nhiệt độ 15 - 200 độ C. Khi bị tác động của các hóa chất diệt khuẩn hoặc ở nhiệt độ > 560 độ C nó sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.
Bệnh quai bị thường phát vào mùa đông xuân, lúc thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Những yếu tố sau được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Độ tuổi: trẻ em 2 - 12 tuổi (nhất là những trẻ chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh).
Người đã tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với bệnh nhân quai bị.
Người có hệ thống miễn dịch yếu.
Biến chứng của bệnh quai bị
Bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:
Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%.
Viêm buồng trứng: Người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
Nhồi máu phổi: Nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt
Viêm tụy cấp tính
Viêm cơ tim
Viêm não, viêm màng não
Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù các biến chứng trên xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Câu chuyện đám cưới đầy kịch tính: Người yêu cũ bất ngờ xuất hiện, ôm hôn chú rể và cái kết bất ngờ khiến ai nấy đều hả hê
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Chuyển nhà chuẩn phong thủy: 3 'bảo bối' cần phải mang theo để hút tài lộc, gia đạo hưng thịnh
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ