Đời sống

Bí mật về rau mầm đá: Đặc sản xứ lạnh gây sốt trên thị trường

Từ loại rau xứ lạnh đến món ngon trên bàn ăn, rau mầm đá được rất nhiều người 'săn lùng' bằng được.

Giữa trưa nắng vợ gọi về ăn đặc sản, chồng hào hứng phi về nhưng vừa mở lồng bàn ra đã kinh hãi buồn nôn / Loài cá xấu xí trở thành đặc sản miền Tây, hương vị thế nào mà ngày càng tăng giá?

Rau mầm đá tưởng chừng chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích nổi tiếng là món ăn của Trạng Quỳnh dâng vua, nhưng ở xứ lạnh nhưSa Palại xuất hiện loại rau mầm đá được nhiều người ưa thích. Rau mầm đá được mệnh danh là đặc sản của Sa Pa, chỉ có từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau và không phải lúc nào cũng có sẵn để mua.

Rau mầm đá - Đặc sản được yêu thích của của Sa Pa

Rau mầm đá có nhiều nhánh nhỏ, màu xanh mướt mắt, mọc tua tủa xung quanh thân gốc tạo thành hình tháp nhọn, phần lớn đều ăn được, phần bỏ đi rất ít. Mầm đá giòn ngọt tự nhiên, là loại rau dễ chế biến và cũng giàu dinh dưỡng. Cũng chỉ xuất hiện trong vài tháng mùa đông đến đầu xuân, ở Sa Pa nhiều năm trở lại đây cũng trồng mầm đá nhưng sản lượng không nhiều.

Rau mầm đá Sa Pa thường cho cây nhỏ, thân chắc, nặng từ khoảng 1-2kg/cây. Chính vì sản lượng của rau mầm đá Sa Pa cũng không nhiều nên đôi khi muốn ăn được rau mầm đá của Sa Pa phải đợi hoặc đặt trước. Loại rau này khi vận chuyển xa sẽ bị dập nhiều, đồng thời cũng không giữ được lâu, cho nên trên thị trường cũng có loại mầm đá của Trung Quốc, chúng rẻ và có kích thước to hơn.

Ảnh minh họa

Rau cải mầm đá giàu canxi, sắt, phốt pho, vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin) tốt cho cơ thể. Loại rau này có tác dụng chống khô môi, thanh nhiệt, có tác dụng thải độc, giảm sưng tấy. Đồng thời, nguồn chất xơ phong phú cũng có thể ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Glucosinolate trong rau mầm đá có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu rau, mùi tươi mát của rau còn có thể làm tăng cảm giác thèm ăn.

 

Người mới ăn rau mầm đá lần đầu có thể chưa quen mùi vị, nó sẽ hơi nhặng một chút xíu, thoang thoảng mùi của mù tạt, nhưng càng ăn càng cảm thấy vị giòn ngọt. Mầm đá được chế biến thành nhiều món ăn ngon, từ cách chế biến đơn giản nhất đến phức tạp nhất.

Rau mầm đá chế biến món gì ngon?

Rau mầm đá tươi mới mua về, người ta thích ăn cách đơn giản nhất là luộc chín tới, vớt ra đĩa và chấm với trứng dầm mắm. Bằng cách thưởng thức này, bạn sẽ thưởng thức được kết cấu giòn và vị ngọt độc đáo của nó. Đặc biệt khi bạn đã ăn quá nhiều thịt hoặc cảm thấy háo nước sau khi uống rượu bia, ăn một đĩa nhỏ rau mầm đá luộc có thể giúp giảm mệt mỏi, giải tỏa cơn say.

Rau mầm đá luộc chấm mắm dầm trứng là món ăn được ưa chuộng nhất.

Rau mầm đá luộc chấm mắm dầm trứng là món ăn được ưa chuộng nhất.

 

Ngoài luộc, rau mầm đá còn có thể xào, hầm canh, muối chua, làm kim chi. Mầm đá thu hoạch vụ xuân là thích hợp nhất để muối chua hoặc muối kim chi.

Mầm đá xào thập cẩm

Nguyên liệu làm món mầm đá xào thập cẩm gồm 150g rau mầm đá, 80g thịt ba chỉ, dầu hào, 5 tai mộc nhĩ, gừng băm, tỏi băm, có thể thay thịt ba chỉ bằng tôm cũng được.

 

Mầm đá mua về tách nhỏ, rửa sạch, tước bớt phần ngoài nếu chúng già, thái lát mỏng vừa ăn. Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân, xé miếng nhỏ. Sau khi dầu ăn nóng, cho tỏi băm và gừng băm vào phi thơm, thêm thịt ba chỉ vào xào trên lửa nhỏ cho đến khi thịt gần đổi màu. Cho rau mầm đá và mộc nhĩ vào xào trên lửa lớn. Thêm 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa cà phê muối, nêm nếm cho vừa miệng.

Mầm đá mùa xuân

Nguyên liệu làm món mầm đá mùa xuân gồm mầm đá, cà rốt, tỏi băm, nước tương, dầu hào.

Mầm đá rửa sạch, cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Cà rốt làm tương tự. Cà rốt chỉ cần một phần nhỏ, cho nhiều sẽ bị hăng và át mùi mầm đá. Trong một nồi nước đun sôi, cho mầm đá và cà rốt chần qua trong khoảng 15 giây, sau đó vớt ra để ráo. Đợi chảo nóng, thêm dầu, cho tỏi băm vào phi thơm. Thêm mầm đá và cà rốt vào. Nêm nêm dầu hào, nước tương cho vừa miệng.

 

Canh trứng rau mầm đá

Nguyên liệu làm món canh mầm đá gồm 80g rau mầm đá, 2 quả trứng gà, muối, tiêu.

Mầm đá rửa sạch, thái lát nhỏ vừa ăn. Trứng gà lần lượt cho vào chảo ốp chín. Tiếp đó, thêm nước và đun sôi ở lửa nhỏ trong khoảng 2 phút. Thêm rau mầm đá vào, đun chừng 30 giây, nêm nếm cho vừa ăn.

Mầm đá xào kỷ tử

 

Nguyên liệu cần thiết gồm 200g mầm đá, 3g kỷ tử, gừng bào sợi 1 thìa cà phê, muối, hạt nêm hoặc dầu hào.

Mầm đá rửa sạch, thái mỏng vừa ăn khoảng 3mm. Gừng thái lát hoặc bào sợi. Kỷ tử rửa sạch với nước. Đợi chảo nóng, thêm dầu ăn, cho gừng vào phi thơm. Thêm mầm đá vào xào gần chín thì cho kỷ tử vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Mầm đá trộn chua ngọt

Nguyên liệu cần thiết làm mầm đá chua ngọt gồm 400g mầm đá, gừng băm, nước tương, giấm balsamic, dầu mè, tương ớt.

 

Mầm đá rửa sạch, cắt miếng vừa ăn theo ý thích. Trộn với muối, để trong 10 phút rồi vắt cho kiệt nước. Trong một bát nhỏ, cho 1 thìa cà phê gừng băm, 1 thìa nước tương, 1/2 thìa dầu mè, 1/2 thìa giấm balsamic, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa tương ớt, 1/2 thìa dầu ớt. Trộn đều tất cả làm nước sốt.

Mầm đá mang chần nước nóng trong 45 giây rồi vớt ra cho vào bát nước đá. Tiếp đó, mang rau ra cho ráo nước. Xếp vào đĩa, rưới nước sốt đã chuẩn bị lên. Khi nào ăn thì trộn đều là được.

Chúc bạn thực hiện các món ăn ngon từ rau mầm đá thành công!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm