Đời sống

Bí quyết để cải thiện sức khỏe của xương

Để sức khỏe của xương được cải thiện, các bạn chớ bỏ qua những gợi ý sau đây.

Loại rau cực tốt cho xương khớp, chữa đau đầu mùa lạnh: Giá rẻ, chợ nào cũng có, chuyên gia chỉ cách dùng / Những điều bạn cần biết về bệnh loãng xương

Sức khỏe xương không bao giờ được bỏ qua

Sức khỏe xương không bao giờ được bỏ qua và cho dù bạn ở độ tuổi nào thì bạn cũng luôn có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe xương kém. Mặc dù xương yếu đi theo tuổi tác nhưng không bao giờ tốn quá nhiều chi phí để chăm sóc bộ khung cấu trúc của cơ thể ngay từ khi còn nhỏ.

Thông thường xương bị thoái hóa sau 40 tuổi và sau đó quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Giảm mức độ estrogen, ít hoạt động thể chất, giảm canxi trong chế độ ăn uống, tiêu thụ thuốc lá và hút thuốc làm suy giảm khối lượng xương.

Nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. "Quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây loãng xương. Ở phụ nữ, loãng xương tăng đột ngột ở tuổi mãn kinh do giảm nồng độ estrogen. Tình trạng vắng kinh kéo dài (vô kinh) trước khi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Ở nam giới, mức testosterone thấp có thể gây ra giảm khối lượng xương" các chuyên gia tại MayoClinic cho biết.

Làm thế nào để cải thiện sức khỏe của xương?

Một chế độ ăn uống hợp lý, cùng với việc hoạt động thể chất đầy đủ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là những điều nên áp dụng để cải thiện sức khỏe của xương. Ngoài cách này ra còn có một số cách khác mà người ta có thể làm theo để cải thiện tình trạng tổng thể của xương.

Canxi, vitamin D

Để giữ cho xương chắc khỏe, hãy đảm bảo bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D. Lượng khuyến nghị là lượng mà cơ thể bạn cần hấp thụ, không nên bổ sung quá mức sẽ gây dư thừa vì cơ thể không hấp thu hết được.

Sử dụng các nguồn tự nhiên

Một trong những cách bổ sung canxi hiệu quả là thêm những thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày, như sữa chua, đậu nành, cá béo và sữa giàu canxi.

Đối với Vitamin D, người ta có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt. Đảm bảo đi dạo dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một lần một ngày.

Hoạt động thể chất

Đừng bao giờ ngừng thực hiện các hoạt động thể chất. Nếu bạn có thể, hãy đăng ký cho mình một phòng tập thể dục, nếu không, hãy tận dụng tối đa các công việc gia đình của bạn. Bạn nên liên hệ với bác sĩ trước khi lên kế hoạch tập luyện cường độ cao. Bác sĩ có thể hướng dẫn nếu bạn cần hoạt động thể chất với cường độ cao hoặc thực hiện nhẹ nhàng tùy theo tình trạng xương của bạn.

Nói không với caffein

Caffeine có hại cho sức khỏe của xương. Một nghiên cứu cho biết caffeine trong chế độ ăn uống làm tăng đáng kể sự mất canxi trong nước tiểu.

Các chuyên gia cho biết: “Caffeine là một vấn đề đặc biệt khi phụ nữ không nhận đủ canxi mỗi ngày” và nói thêm rằng một người mất khoảng 6 mg canxi cho mỗi 100mg caffeine tiêu thụ.

"Cà phê là nguồn cung cấp caffeine chính. Ví dụ, một tách cà phê 250ml có thể cung cấp 160 miligam caffeine. Nước ngọt có hàm lượng caffeine cao có thể chứa tới 80 miligam mỗi lon hoặc cũng có thể nhiều hơn. Mặc dù trà cũng chứa caffeine, nhưng các nghiên cứu cho thấy nó không gây hại, mặt khác nó còn có thể giúp cải thiện mật độ xương ở phụ nữ lớn tuổi, bất kể họ có thêm sữa vào đồ uống hay không. Các nhà nghiên cứu cho rằng trà có chứa các hợp chất thực vật giúp bảo vệ xương", một báo cáo của WebMD cho biết.

Tránh muối

Các chuyên gia cho biết, tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm suy yếu xương và dẫn đến loãng xương. Các chuyên gia cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tăng huyết áp với loãng xương do muối.

"Muối là một yếu tố chính trong việc kiểm soát lượng canxi trong nước tiểu và mất đi từ xương. Bởi vì canxi rất quan trọng cho sức mạnh của xương, quá nhiều muối có thể dẫn đến yếu xương và do đó gây loãng xương. Huyết áp cao do chế độ ăn nhiều muối gây ra, cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương bằng cách tăng tốc độ mất canxi từ xương" một báo cáo cho biết.

Không hút thuốc

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây mất khối lượng xương. Nicotine trong thuốc lá cản trở quá trình tái tạo xương, khi sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gãy xương. Thêm vào đó, do hút thuốc và tác động xấu của nó đối với sức khỏe của xương, xương cũng khó chữa lành sau chấn thương.

Hạn chế uống rượu

Uống nhiều rượu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của xương. Uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Primal Kaur, MD, một chuyên gia về loãng xương tại Đại học Temple University cho biết: “Rượu gây ảnh hưởng không tốt đến tuyến tụy và sự hấp thụ canxi và vitamin D. Ngoài ra, rượu còn tác động đến gan- cơ quan tham gia vào quá trình hoạt hóa vitamin D và hấp thụ canxi của cơ thể”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm