Đời sống

Bí quyết gia truyền của danh y: Diệt sạch mỡ máu với 4 củ tỏi + 4 quả chanh, công thức vô cùng đơn giản

Mỡ máu cao sẽ khiến cho người bệnh phải đối diện với nguy cơ bị mỡ đóng vào trong mạch máu, tạo thành một mảng xơ vữa, dễ dẫn đến tình trạng tắc mạch máu và làm vỡ mạch máu.

8 nguyên tắc khi ăn dưa chuột ai cũng cần biết để bảo vệ sức khỏe / Lợi ích của bí đao với sức khỏe

Tác hại của máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Bệnh máu nhiễm mỡ đang rất phổ biến hiện nay, không những thế, các biến chứng của bệnh còn có thể rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

 

Chính những thói quen dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì và là tác nhân gây máu nhiễm mỡ. Đặc biệt, căn bệnh này còn có mối liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, những bệnh lý này chính là những tác hại của máu nhiễm mỡ gây ra, chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Bệnh viêm tụy

Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tiểu đường

 

Tác hại của máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Bệnh gan

Mỡ máu cao khiến lượng triglyceride cao cũng khiến gia tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như xơ gan, hay ung thư gan...

Bệnh tim mạch

Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp cùng với chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc về các bệnh tim mạch cho con người.

 

Đột quỵ

Yếu tố chính gây nên vấn đề này chính là triglyceride tăng cao làm ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Bởi vậy tác hại của máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

Bài thuốc giúp triệt hạ mỡ máu từ chanh và tỏi

Nguyên liệu cần chuẩn bị : chanh, tỏi và nước sôi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

 

Cách làm : Cho 4 quả chanh vào bát nước sôi ngâm để làm sạch vi khuẩn sau đó vớt ra cho ráo và cắt thành miếng nhỏ .

Bóc vỏ 4 củ tỏi sau đó cho hỗn hợp chanh và tỏi đã làm sạch vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

 

Cho vào bình chứa 2 lít nước sôi để nguội, đậy nắp để trong tủ lạnh trong khoảng 3 ngày là có thể dùng được.

Cách dùng: Mỗi ngày bạn sử dụng 50ml hỗn hợp trên chia làm 3 lần/ ngày và uống trước bữa ăn. Sử dụng đều đặn để có kết quả tốt nhất.

Chú ý : để đạt kết quả tốt nhất bạn nên sử dụng trong khoảng 45 ngày , với những người bị bệnh dạ dày thì nên giảm liều lượng sử dụng xuống ít hơn, mỗi năm chỉ nên dùng 1 liệu trình trong 45 ngày , bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Tại sao chanh và tỏi lại giúp giảm mỡ máu?

 

Theo các chuyên gia y tế, một trong những lợi ích của tỏi và chanh chính là khả năng chống lại cholesterol dư thừa trong cơ thể.

Thông tin trên trang Eblogfa cho biết, nhiều nghiên cứu thấy rằng nước chiết từ tỏi có tác dụng làm giảm 30% lượng cholesterol, từ đó giúp phòng ngừa xơ cứng động mạch.

Hơn nữa, chiết xuất từ tỏi còn giúp phòng tắc nghẽn mạch máu nhờ khả năng phân giải và hòa tan một loại protein dễ gây tắc. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh tăng mỡ máu nên ăn từ 3 – 4 nhánh tỏi mỗi ngày.

Trong khi đó, chanh ngoài công dụng phòng ngừa bệnh tim, còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể bao gồm ngăn ngừa lượng cholesterol bám dính vào các thành động mạch.

Một nghiên cứu từ Đại học Y Harvard (Mỹ) cho biết, limonin (một chất ô xy hóa mạnh) có trong chanh đã được chứng minh có thể làm giảm hàm lượng apo B (thành phần protein chính của cholesterol xấu), từ đó giảm lưu lượng cholesterol LDL trong máu.

 

Ngoài ra, axit citric có trong nước chanh cũng được tìm thấy có vai trò chính trong việc tránh sự hình thành sỏi thận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm