Đời sống

Bí quyết giúp trẻ 'nói sõi'

Bé Thỏ đã 2 tuổi nhưng mới chỉ nói được vài từ. Mẹ Thỏ nhận thấy con chậm hơn so với các bạn cùng tuổi. Mẹ cũng nhớ rõ bằng tuổi này chị Bông đã nói được cả câu dài.

Bày cho bạn 3 cách tạo cho mình một không gian phòng ngủ tối giản nhất / Ngăn ngừa ung thư từ phòng ngủ

Chia sẻ lo lắng với bạn bè, mẹ Thỏ nhận được câu trả lời “Xu Xu nhà tớ cũng nói chậm, bây giờ thì như súng liên thanh. Chờ bé lớn thêm chút nữa rồi mọi chuyện sẽ ổn”.

giup-me-cch-khc-phuc-de-tre-chm-noi-thnh-noi-nhu-so-1173003367
Ảnh minh họa.

Mặc dù vậy, chị Lan (mẹ bé Thỏ) vẫn không khỏi lo lắng, chỉ lo con mình không giống như bạn Xu Xu. Chị bảo: “Sẽ thật là tội lỗi nếu cứ chờ và một ngày nào đó phát hiện ra rằng lẽ ra phải hành động sớm hơn. Mình phải làm gì bây giờ, chờ đợi thêm hay đưa con đi khám?”.

Là bác sĩ có nhiều năm gắn bó với những bệnh nhi gặp khiếm khuyết về ngôn ngữ, BS Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá liệu tình trạng chậm nói của con chỉ là tạm thời và có thể chờ đợi thêm, hay đó là tình trạng bệnh lý thực sự, cần tới sự can thiệp của các chuyên gia. Việc nắm bắt được các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

Theo đó, có khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia. Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, như mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học.

“Cha mẹ cần làm kiểm tra xem khả năng nghe của con. Khiếm khuyết về nghe cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời. Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng con sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Báo với bác sĩ nếu thấy bé mất đi các kỹ năng đã học trước đó. Trẻ không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh cần được đặc biệt chú ý. Bất thường ngôn ngữ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, mang lại cho bé những cơ hội tốt đẹp hơn trong cuộc đời”, BS Thủy chia sẻ.

Quan trọng hơn, theo BS Thủy, trong giai đoạn đầu đời này, các bé chưa cần phải học những thứ gì quá cao siêu mà điều đơn giản nhất và cũng là điều mà các bé cần nhất đó là được thường xuyên giao tiếp và trò chuyện với cha mẹ của bé.

 

Chính vì thế bố mẹ, ông bà có vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng ngôn ngữ của trẻ là rất lớn. Để giúp con phát triển tư duy ngôn ngữ, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ luôn gọi tên mọi đồ vật thân thuộc trong nhà. Theo đó, các bậc phụ huynh cần tận dụng mọi cơ hội để nói cho trẻ biết tên các đồ vật thân thuộc trong nhà hay những loại quả bé thường thấy hoặc là cả những món đồ chơi của bé. Bố mẹ hãy dùng những từ đơn giản, nói rõ ràng, dứt khoát. Lặp đi lặp lại thói quen này, dần dần não bộ bé sẽ thu nhận vốn từ vựng rất lớn.

“Ông, bà, bố, mẹ nên có sự thống nhất về ngôn ngữ khi dạy bé nói. Không thể cùng một từ, một hành động, mà nói theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như khi nói bé “bú sữa nhé”, thì cả nhà nên thống nhất dùng từ đó, không nên người thì nói rằng “bú ti”, người thì nói là “tu ti”, bé sẽ bị loạn ngôn ngữ”, BS Thủy nói.

Ngoài ra cha mẹ thường xuyên nói chuyện với bé, nhưng không phải là nói chuyện theo giọng điệu kể lể, phức tạp, mà nên dùng những câu ngắn gọn, đơn giản. “Con đói không”, “con đói chưa”, “con no chưa”, “nhìn này”, “con ăn hết rồi này”… là những câu đơn giản nên nói với bé. Bố mẹ, người thân cũng cần tăng cường dạy ngôn ngữ hình thể cho bé như dùng tay vừa chỉ đồ vật vừa nói hoặc cho bé lựa chọn mặc bộ quần áo này, hay bộ quần áo kia là những cách đơn giản nhất giúp bé phát triển đầy đủ cả ngôn ngữ nói và hình thể.

Các chuyên gia cũng nhận định dù bố mẹ có thể bắt ý và hiểu ý của bé rất nhanh, nhưng đừng nói hộ bé. Hãy khuyến khích bé diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nên nhẹ nhàng, nếu bé khó chịu thì dừng lại ngay. Khi bé nói được đúng câu, cần khen ngợi bé. Nếu bé nói sai, diễn đạt sai, cần ngay lập tức sửa lỗi và nhắc lại câu đúng cho bé. Bố mẹ tuyệt đối không bắt chước giọng nói ngọng của bé.

Theo nongnghiep.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm