Đời sống

Buổi sáng ăn gừng tốt hơn cả "uống nước sâm"

Cổ nhân từ xưa đã sớm biết ngậm gừng mỗi buổi sáng sớm với nhiều ích lợi cho sức khỏe như sau.

Ăn da gà có hại cho sức khỏe? / Bảo quản dầu ăn dùng đi dùng lại theo cách này để không gây hại sức khỏe cho gia đình

Từ rất lâu đời, gừng là gia vị không thể thiếu được trong căn bếp của những người phương Đông, đặc biệt là những khi thời tiết trở lạnh nên phát huy được tác dụng phòng bệnh.

Buổi sáng ăn gừng, hơn uống nước sâm

1. Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa âm dương

Theo Đông y, gừng có tính nóng, vào buổi sáng khí trong dạ dày nhiều lên, ăn một chút gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị, khích lệ dương khí bốc lên.

2. Không bị cảm lạnh

gung
Ảnh minh họa.

Từ xưa gừng đã được dùng làm vị thuốc chữa cảm lạnh, ngày nay các loại thuốc ngậm chữa cảm cúm cũng được cho thêm vị cay của gừng đẻ giảm ho, làm ấm cơ thể.

Mỗi khi bị cảm lạnh, uống một chén nước gừng có hiệu quả rất nhanh. Bởi vậy người thường xuyên ăn gừng buổi sáng sẽ khó bị cảm lạnh.

3. Giảm đau

Nghiên cứu cho thấy gừng rất có hiệu quả trong giảm đau cơ bắp ở những người vận động nhiều. Tuy nhiên gừng không có tác dụng giảm đau ngay lập tức, mà đòi hỏi phải dùng gừng thường xuyên, liên tục.

4. Phòng sỏi mật

 

Gừng giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Ngoài ra gừng còn chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.

5. Phòng chống bệnh tim mạch

Các thử nghiệm trên người và động vật đã chứng minh gừng có khả năng giảm mỡ máu không kém thuốc statin, nhờ đó có hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch.

Cách ngậm gừng buổi sáng sớm

 

Để ngậm gừng vào buổi sáng có tác dụng tốt nhất, hãy gọt vỏ gừng rồi mỗi ngày cắt 4-5 miếng, ngậm trong miệng khoảng 10 – 30 phút. Sau đó cắn nát miếng gừng, để cho mùi gừng, từ trong miệng tỏa ra, trong khuếch tán đến dạ dày và ngoài khuếch tán qua lỗ mũi.

Những người tuyệt đối không uống nước gừng

Người gặp chứng bệnh về gan: Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước từ gừng sẽ khiến cho các tế bào gan bị hoại tử

Người bị sỏi mật: Bởi tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai: Trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt: người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

 

Nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh

Người bệnh dạ dày, tá tràng: Các niêm mạc dễ bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Phản ứng với thuốc: Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm