Các loại rau củ bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa
Những món canh cực bổ máu, ăn vào da dẻ hồng hào, sống khỏe tới già / 6 loại canh bổ máu, tăng cường miễn dịch cho cơ thể mà bạn nên ăn mỗi ngày
Thời tiết mùa thu khô ráo, mát mẻ nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy việctăng cường sức đề khángbằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp đóng vai trò rất quan trọng để chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Các loại rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu bao gồm nhóm rau xanh, nhóm củ có màu. Ngoài việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thì các loại rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu này còn có tác dụng làm ấm, giữ ấm cho cơ thể của bạn. Việc giữ ấm cơ thể là cần thiết để tránh xa các tổn thương liên quan tới lá lách và dạ dày.
Dưới đây là top 4 rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình. Lưu ý, tuỳ vào sự hấp thụ của cơ thể mà tác động lên sức khoẻ sẽ có một số sai khác. Nếu cảm thấy băn khoăn bạn nên tìm kiếm tới sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng.
Ngoài ra đối với những người có tiền sử dị ứng với một số rau củ nào đó cũng nên thận trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị để có lời khuyên phù hợp.
1. Cải bó xôi (rau bina) giúp bổ máu và hỗ trợ hệ tiêu hoá
Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina được biết đến là một siêu thực phẩm với nguồn giá trị dinh dưỡng dồi dào. Trong cải bó xôi có lượng lớn caroten, protein, các khoáng chất như Fe, Ca, P và vitamin K cùng lượng lớn riboflavin.
Công dụng:
- Ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loét miệng (nhiệt miệng), bị viêm môi
- Phòng tránh các bệnh về da phổ biến trong mùa thu, đặc biệt là giúp da bớt sần sùi hơn
- Bồi bổ khí huyết
- Hỗ trợ quá trình tiêu hoá
Lưu ý khi ăn cải bó xôi:
- Người đang bị đông máu hay đang uống thuốc giúp làm loãng máu chẳng hạn như Coumadin thì nên hạn chế ăn do trong cải bó xôi giàu vitamin K - một loại vitamin gây đông máu nếu sử dụng nhiều.
- Người bị suy thận. Do người bị suy thận gặp vấn đề về đào thải khoáng chất dư thừa ra khỏi máu như Kali. Khi chức năng thận suy yếu, Kali bị tồn đọng nhiều có thể khiến tính mạng bị nguy hiểm!
2. Củ sen là rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu nhờ công dụng làm ấm
Củ sen là loại củ phổ biến trong mùa thu. Nhờ tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, đặc biệt giúp giảm ho khan mà củ sen được xếp vào hàng các loại rau củ tốt cho sức khoẻ.
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao như Fe, Ca, protein, tinh bột và rất nhiều các khoáng chất khác nữa nên củ sen có công dụng bổ khí huyết và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả.
Nói cách khác, củ sen là rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu nên ăn. Tuy nhiên, nếu như bạn thuộc các trường hợp dưới đây thì cần chú ý nếu muốn ăn:
- Người bị tiểu đường do củ sen rất giàu tinh bột
- Người bị hội chứng đại tràng kích thích, hay bị chướng bụng hoặc bị viêm loét đại tràng không nên ăn do củ sen có nhiều chất xơ
3. Súp lơ trắng: rất giàu vitamin
Do trong súp lơ trắng có chứa nhiều vitamin mà cơ thể cần hàng ngày như vitamin C, vitamin K, Ca, axit folic, vitamin K và chất xơ nên súp lơ trắng luôn được gợi ý là một loại rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu mà bạn nên ăn.
Theo nghiên cứu, trong mỗi 200 gram súp lơ trắng đã có tới 75% hàm lượng vitamin A cần thiết cho một ngày.
Công dụng của súp lơ trắng:
- Tăng cường sức đề kháng nhờ giàu chất chống oxy hoá. Hơn nữa, chất chống oxy hoá này cònbảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do có hại nhờglucosinolates và isothiocyanates
- Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá
- Kháng viêm, phòng tránh khỏi các bệnh đường hô hấp vào mùa thu phổ biến do vi khuẩn và virus xâm nhập.
Đối với phụ nữ mang thai muốn ăn súp lơ trắng thì cần phải chú ý, không nên ăn quá nhiều, nhất là trong những tháng đầu do hàm lượng vitamin C lớn trong súp lơ trắng có thể khiến bạn bị sảy thai nếu dư thừa.
4. Bí ngô: Giúp da bớt khô hơn
Thời tiết hanh khô vào mùa thu có thể khiến nhiều người bị nứt nẻ mặt, tay, chân thậm chí có thể chảy máu nếu như vết nứt sâu.
Bí ngô lại là một thực phẩm giàu vitamin A và vitamin E, là rau củ tốt cho sức khoẻ vào mùa thu có công dụng làm mềm da, giảm nhanh các triệu chứng khô nứt.
Hơn nữa, bí ngô cũng giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Lưu ý:
Mặc dù bí đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn không đúng cách thì có thể gây phản tác dụng. Bạn nên chú ý một số vấn đề sau khi ăn bí đỏ để hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng nhất:
- Không ăn bí đỏ bỏ ngăn đá đã chuyển sang màu nâu đậm. Tốt nhất là ăn đến đâu mua đến đấy, không nên tích trữ quá nhiều do trong bí đỏ có thể xảy ra quá trìnhhô hấp kỵ khí, lên men và có khả năng gây ngộ độc
- Không ăn bí đỏ khi đang bị rối loạn tiêu hoá, các bệnh về dạ dày
- Không ăn quá nhiều do bí đỏ giàu vitamin A, nếu dư thừa có thể gây vàng da.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc