Các lưu ý giúp nhận biết khi dị ứng thuốc
Nữ sinh Đồng Nai nổi như cồn sau một lần được khen giống Han Sara nhưng dễ thương hơn / Trẻ ăn sữa công thức thay vì bú mẹ sẽ có nguy cơ cao đối diện với vấn đề này, điều mà các mẹ không hề ngờ đến
Theo chia sẻ của dược sĩ Huỳnh Phương Thảo, Khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân 115, dị ứng thuốc còn được gọi là mẫn cảm với thuốc, là phản ứng có hại xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc sử dụng và cố gắng chống lại nó. Hoạt động của hệ thống miễn dịch là chống lại nhiễm trùng.
Các triệu chứng của dị ứng thuốc
Một loại dị ứng nghiêm trọng được gọi là dị ứng "tức thời" vì nó bắt đầu nhanh sau khi dùng thuốc (thường trong vòng một giờ hoặc lâu hơn). Nó thường xảy ra với các loại thuốc mà người bệnh đã sử dụng trước đó mà không có vấn đề gì.
Hình minh họa. Ảnh: Drugsdb.com.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Phát ban, nổi mẩn đỏ da.
- Ngứa.
- Đỏ bừng (đó là khi da chuyển sang màu đỏ và cảm thấy nóng).
- Sưng mặt, tay, chân hoặc cổ họng.
- Đau họng, giọng khàn, khò khè hoặc khó thở.
- Buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Choáng váng.
Loại dị ứng này thường nghiêm trọng vì nó có thể trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh tiếp tục dùng thuốc. Nó có thể chuyển thành phản ứng dị ứng toàn thân đe dọa tính mạng, được gọi là sốc phản vệ.
Một loại dị ứng thuốc khác, được gọi là dị ứng "chậm", thường phổ biến hơn. Loại này không nghiêm trọng lắm và thường gây phát ban sau vài ngày dùng thuốc. Phát ban thường lan rộng trên nhiều vùng da. Đôi khi bị ngứa hoặc không. Loại dị ứng thuốc này không liên quan đến sưng, khó thở, nghẹt họng hoặc các triệu chứng khác được liệt kê ở trên. Nó thường không trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác ngoài da.
Người bệnh có nên đi khám bác sĩ không?
Liên hệ ngay với cấp cứu nếu có một trong các triệu chứng sau:
- Khò khè hoặc khó thở.
- Đau thắt ngực.
- Ngất.
- Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
Gọi cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu người bệnh sử dụng một loại thuốc mới và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Phát ban (nổi mụn đỏ trên da thường rất ngứa).
- Đau bụng hoặc nôn mửa dữ dội.
- Sốt cao.
- Đau da, vết rộp da.
- Đau và kích thích các mô mềm,chảy dịch mắt, miệng, âm đạo và các cơ quan khác.
Xử lý dị ứng thuốc
Nếu người bệnh có phản ứng nặng với thuốc, sẽ được bác sĩ điều trị trong bệnh viện. Người bệnh sẽ được dùng thuốc kháng dị ứng, thở oxy hoặc truyền dịch. Sau đó, bác sĩ có thể chuyển sang điều trị bằng các thuốc khác ít có khả năng dị ứng hơn.
Dị ứng thuốc có thể ngăn chặn?
Nếu người bệnh đã biết mình bị dị ứng thuốc, có thể giảm nguy cơ gặp lại vấn đề nếu như người bệnh nói với bác sĩ và dược sĩ về tất cả thuốc mình đang sử dụng, về tiền sử dị ứng của mình. Một thuốc đôi khi có nhiều thành phần và có nhiều tên, vì vậy sẽ không phải lúc nào cũng rõ ràng nếu người bệnh đang được kê đơn thuốc có vấn đề.
Ngoài ra, thuốc có thể liên quan với nhau. Nếu người bệnh bị dị ứng với một loại thuốc cụ thể, cũng có thể bị dị ứng với những loại thuốc khác có liên quan (ví dụ các kháng sinh nhóm beta-lactam).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đừng ăn nhiều phần này của cá, nó có độc, có thể gây hại cho gan và thận, thậm chí có thể 'kích hoạt tế bào ung thư'!
Tử vi hôm nay 29/12/2024 của 12 con giáp: Tý đón vận may, Dần tài lộc rực sáng
Gửi mẹ đẻ 1,8 tỷ để giữ, ngày đòi lại, câu trả lời khiến tôi ngất xỉu còn chồng thì đòi ly hôn
Đừng vội bỏ chảo chống dính cũ, mẹo hay giúp bạn 'lãi' ngay một chiếc mới
Trong số anh chị em, người có vận may tốt thường có hai yếu tố này, bạn có yếu tố đó không?
Có nên đặt tiền thật lên bàn thờ? Giải mã ý nghĩa tâm linh từ chuyên gia phong thủy khiến nhiều người bất ngờ