Các món sinh tố, trà dược chống nghén, trị động thai
Tỉnh dậy sau cơn say ở nhà người yêu, bàng hoàng biết mình bị lừa / Chỉ đi tàu điện, cô gái cũng "gây thương nhớ" với tấm ảnh chụp trộm
Nhằm giảm bớt các triệu chứng ốm nghén và chữa động thai, ngoài việc tuân thủ triệt để các biện pháp của y học hiện đại, tùy theo bệnh cảnh khác nhau mà có thể phối hợp dùng một số loại sinh tố và trà dược sau đây.
Sinh tố mía + gừng: Nước mía 100ml, gừng tươi 10g; gừng rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống. Thuốc có công dụng sinh tân dịch, hòa vị, dùng cho những thai phụ hay nôn mửa hoặc nôn khan, miệng đắng, khát nước.
Trà phật thủ: Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát lượng vừa đủ. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng.
Sinh tố tây dương sâm + dưa hấu: Tây dương sâm 3g, nước ép dưa hấu 50ml. Tây dương sâm thái phiến mỏng, sắc kỹ lấy nước, hòa với nước ép dưa hấu, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho thai phụ ốm nghén có nôn kịch liệt, thậm chí nôn ra máu, sốt nhẹ, họng khô, miệng khát, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết...
Ảnh minh họa. |
Trà đại táo + trần bì: Tô ngạch 5g, trần bì 10g, đại táo 10 quả, đường đỏ 15g. Tất cả tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho thai phụ nôn ra nước chua, ngực bụng đầy tức, đầu nặng mắt hoa, miệng đắng họng khát.
Trà tang ký sinh: Tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) 60g, rửa sạch, thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Bổ thận an thai, giảm đau, dùng tốt cho người bị động thai thể “Tỳ thận hư nhược” với biểu hiện như âm đạo ra huyết sắc nhợt, đau lưng nhiều, tai ù, đầu choáng mắt hoa, tiểu tiện đêm nhiều, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.
Trà mộc nhĩ + vừng đen: Mộc nhĩ đen 60g, vừng đen 15g, cho mộc nhĩ vào chảo sao cho đến khi ngửi thấy mùi khét thì thôi; sao thơm vừng đen; hai thứ tán thành bột, đựng trong lị kín để dùng dần, mỗi lần lấy 5 – 6g uống với nước sôi. Công dụng: Lương huyết, chỉ huyết, nhuận tràng, an thai, dùng tốt cho người bệnh thể “Âm hư nội nhiệt” với biểu hiện như âm đạo xuất huyết sắc đỏ tươi, lưng bụng đau trướng, tâm trạng bồn chồn không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát có cảm giác sốt nhẹ về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...
Trà dưa gang + bột gạo: Cuống dưa gang 10 cái, bột gạo 300g, đặt cuống dưa gang lên viên ngói nung thành than, nghiền bột; bột gạo sao thơm. Hai thứ trộn đều với nhau, uống mỗi ngày 30g với nước ấm. Công dụng: Dưỡng huyết, hóa ứ, an thai.
Trà bí ngô: Núm bí ngô già 30g, sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: An thai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo