Cách giúp bạn phòng chống bệnh gout
9 công dụng tuyệt vời của dâu tây đối với sức Khỏe / Tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn
Bệnh gout là do lắng đọng các tinh thể urat (Mono – sodium urat) hoặc acid uric gây nên viêm khớp và thường gặp ở nam giới tuổi 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Để trị bệnh gout và phòng những đợt kịch phát thì chế độ ăn là rất quan trọng.
Bệnh gout là do lắng đọng các tinh thể urat. Nguồn ảnh: Internet
Tăng acid uric máu là yếu tố đặc trưng của bệnh gout. Tăng acid uric máu là hậu quả của hai quá trình: Tăng sinh tổng hợp acid uric trong cơ thể; Giảm bài xuất acid uric qua thận. Ở bệnh nhân bị bệnh gút thường có kết hợp của hai quá trình trên vừa tăng sinh tổng hợp, vừa giảm bài xuất acid uric.
Cơ chất để tổng hợp acid uric là các nhân purin có nhiều trong thức ăn như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ, bia có purin, cà phê, chè,... Rượu là thức uống làm giảm khả năng bài xuất acid uric qua thận, hậu quả của tăng latat máu do rượu.
Cách phòng bệnh gout
Đối với các bệnh nhân chưa mắc bệnh gout cần tìm hiểu cách phòng tránh bệnh gout. Dựa vào nguyên nhân bệnh sinh, các yếu tố nguy cơ của gout mà có các cách phòng bệnh gout như sau:
Chế độ ăn để phòng bệnh gout
Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin:
Purin vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin. Điều này giúp giảm lượng acid uric tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các cơ quan khác.
Các thực phẩm cần hạn chế là phủ tạng động vật. Có thể kể đến như gan, lòng, cật, tim, tiết. Thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin. Ngoài ra cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại.
Tránh rượu bia, chất kích thích:
Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.
Uống nhiều nước mỗi ngày:
Nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Tuyệt đối không nên nhịn đói:
Nhịn đói, nhất là nhịn đói lâu ngày có thể làm nồng độ acid urid trong máu tăng cao. Do vậy nên ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc nhất định, tránh bỏ bữa.
Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi:
Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gout.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bởi vì béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng acid urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên quan mật thiết giữa lượng acid uric tỉ lệ thuận với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm, Do đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.
Giảm cân đối với những người thừa cân béo phì là một mục tiêu quan trọng cần đặt ra để phòng tránh bệnh gout. Tuy nhiên không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt lại gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
Thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng acid uric giải phóng ra. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc.
Quản lý bệnh tlm mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường nếu có
Bởi vì bệnh gout có liên quan mật thiết với một số bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Nếu quản lý tốt các bệnh lý này có thể giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh gout cho người bệnh.
Khi cần dùng các thuốc như thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, thuốc aspirin… cần tuân theo chỉ dẫn liều lượng của bác sĩ. Vì các thuốc này có thể khởi phát một cơn gout.
Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tình thần thoải mái vui vẻ
Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều… có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Phòng cơn gout cấp bằng colchicin trong các trường hợp có nguy cơ
Khi một người gặp các tình trạng như chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn, stress… có thể là yếu tố nguy cơ khởi phát một cơn gout cấp xuất hiện. Trong các trường hợp này colchicin có thể được dùng để dự phòng diễn biến xấu xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2