Cách làm bánh ngải dẻo thơm, ngon tuyệt
Những người "có chết" cũng không được ăn bánh mì / Ngon mê ly với món bánh sữa chua cực dễ làm
Bánh ngải cứu là một trong những đặc sản rất nổi tiếng ở mảnh đất Lạng Sơn. Loại bánh mềm dẻo, thơm ngon, không có vị đắng này nhanh chóng gây nghiện cho bất cứ ai lần đầu thưởng thức. Hà Trang (25 tuổi, Lạng Sơn) cho biết, nhiều năm trước đây, bánh ngải chỉ xuất hiện trong các ngày lễ truyền thống. Thế nhưng, hơn 10 năm trở lại đây, du lịch phát triển, chiếc bánh ngải trở nên phổ biến hơn.
Hà Trang
Chiếc bánh ngải thơm ngon, hấp dẫn cũng không khó làm. Nếu không thể lên Lạng Sơn để thưởng thức bánh ngải, bạn có thể làm và thưởng thức tại nhà. Dưới đây là cách làm bánh ngải của Hà Trang, các bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu làm bánh ngải:
- Gạo nếp (gạo càng dẻo và không được lẫn tẻ)
- Lá ngải cứu
- Tro bếp (các loại tro mặn để làm bánh)
- Vừng trắng (mè trắng)
- Đường
- Sáp ong
- Dầu ăn
- Đặc biệt phải có cối và chày đủ lớn để giã
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế lá ngải (bước này giúp bỏ vị đắng của lá ngải cứu)
- Hái lá ngải và chọn lọc lấy phần lá và ngọn để ăn như ta hái rau mùi (ngò) vậy, sau đó rửa sạch để ráo nước.
- Đun nước tro mặn để làm bánh và lọc lấy phần nước, sau đó pha với nước để giảm độ mặn của tro tới mức vừa đủ. Bước này rất quan trọng vì độ mặn, nhạt của nước sẽ quyết định màu lá là vàng hay xanh.
- Tiếp theo là đun nước tro đã pha vừa tỉ lệ và khi sôi sẽ cho lá ngải vào để luộc.
- Khi lá ngải luộc đã chín (thử phần thân bóp thấy nát) thì vớt ra rửa với nước lã để giảm nhiệt giữ màu xanh lá.
- Sau đó dùng vải bọc từng nắm và ép bằng 1 cây chữ V sao cho vắt kiệt nước chỉ còn lại lá (ngày nay có máy vắt nên công đoạn này đỡ cực rất nhiều).
- Cuối cùng là xé tơi các nắm lá ra càng nhỏ càng tốt.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
- Gạo đãi, rửa sạch và ngâm khoảng 6-8 tiếng.
- Vừng đãi, rửa sạch, ráo nước, hong khô và rang đến khi chín có mùi thơm, miết thấy lớp vỏ giòn tan và hạt vừng thơm, màu đục.
- Giã lẫn vừng và đường theo tỉ lệ 1 đường, 2 vừng.
- Hỗn hợp chống dính khi tiếp xúc với bánh: đun dầu ăn và sáp ong thành hỗn hợp và để nguội khi dùng.
Bước 3: Làm bánh
- Vớt gạo đã ngâm để ráo nước và cho vào đồ thành xôi.
- Sau khi xôi chín sẽ cho lá ngải cứu đã sơ chế vào giã lẫn theo tỉ lệ 3 cân gạo và 1 cân lá đã sơ chế.
- Giã đến khi thấy bánh mịn đều thì bỏ ra nặn cho nhân đã sơ chế vào giữa như nặn bánh giày nhân đỗ. Lưu ý, lúc nặn phải còn nóng hổi thì bánh mới mềm ngon, dễ nặn.
- Khi tiếp xúc với bánh phải dùng hỗn hợp chống dính đã sơ chế vì bánh nếp rất dính. Tức là xoa hỗn hợp chống dính lên tay khi nặn bánh.
- Sau khi nặn bánh xong, để bánh vào mâm và xoa thêm hỗn hợp chống dính lên lá chuối để khi bánh xếp vào chung chúng không bị dính với nhau.
Chúc các bạn thành công!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được