Cách làm mì gà quay bằng nồi chiên không dầu dai ngon, đậm vị
Phở khô - niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực của người dân phố núi / Về Bạc Liêu nhớ ăn thử mắm chua không xương Vĩnh Hưng
Đùi gà: 1.1 kg
Mì khô 300 gr
Nấm: 259gr (nấm đông cô và nấm đùi gà)
Cải thìa: 20gr
Giá hẹ: 100gr
Gừng: 7gr
Hành tím: 10gr
Ớt: 3 trái
Tỏi phi: 150gr
Tỏi: 10 gr
Rượu Mai Quế Lộ: 1.5 muỗng canh
Nước tương: 3 muỗng canh
Đường nâu: 3 muỗng canh
Tương ớt: 2 muỗng canh
Hắc xì dầu: 3 muỗng canh
Dầu ăn: 3 muỗng canh
Dầu hào: 60ml
Muối hột: ít
Gia vị thông dụng: 1 ít (đường/muối/hạt nêm/ tiêu)
Dầu mè: 1/2 muỗng canh.
Mì gà quay kiểu Trung Hoa thơm ngon, đậm vị. Ảnh minh họa.
Các bước làm mì gà quayBước 1: Sơ chế gà
Mua gà đã được làm sạch, về chà với muối hột và rửa lại với nước sạch nhiều lần, để ráo. Trước khi ướp gia vị, bạn dùng khăn khô để thấm phần nước còn sót lại trên thịt gà.
Bước 2: Làm nước sốt ướp gà
Lần lượt cho vào một cái tô gồm có 2 muỗng canh nước tương, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hắc xì dầu, 1/2 muỗng canh rượu Mai quế Lộ, 1 muỗng canh đường nâu, 1/4 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1 muỗng canh tương ớt và 1/2 muỗng cà phê tiêu, khuấy đều.
Ảnh minh họa.
Tiếp đó, cho hết phần hành tím và tỏi (đã bóc vỏ) vào cối xay sinh tố cùng với hỗn hợp sốt ướp gà, 1 muỗng canh dầu ăn và 1/2 muỗng canh dầu mè, bấm nút xay nhuyễn.
Cuối cùng, trút hỗn hợp nước sốt vào thố gà (đã rửa sạch), dùng tay trộn đều gia vị cho thấm sâu vào bên trong gà, ướp khoảng 4 tiếng.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
Đối với cải thìa, bạn gọt bỏ gốc dơ, rồi cắt làm bốn theo chiều dọc của thân cây cải. Rửa nước muối pha loãng, nước sạch và để ráo.
Còn nấm đông cô và nấm đùi gà, gọt bỏ phần gốc dơ, rửa sạch và thái lát vừa ăn.
Hẹ cắt khúc dài 3cm rồi đem rửa nước muối pha loãng cùng với giá, rửa lại nước sạch và để ráo.
Gừng cạo vỏ và thái lát mỏng.
Bước 4: Nấu sốt ăn kèm
Đặt nồi lên bếp, bạn cho 2 muỗng canh dầu ăn, 60ml dầu hào, 2 muỗng canh hắc xì dầu, 60ml xì dầu, 2 muỗng canh đường nâu, 1 muỗng canh rượu Mai Quế Lộ và 1 muỗng cà phê hạt nêm, khuấy đều đun trên lửa lớn.
Ảnh minh họa.
Sau khi hỗn hợp sôi, bạn vặn lại lửa nhỏ và cho thêm vào 1 muỗng canh tương ớt (nếu bạn thích vị hơi cay), nêm lại theo khẩu vị.
Bước 5: Nướng gà
Cho gà vào nồi chiên không dầu có lót giấy bạc xung quanh thành nồi, điều chỉnh nhiệt độ ở 185 độ C để nướng gà trong vòng 45 phút.
Ảnh minh họa.
Gà sau khi nướng xong, có thể chặt khúc nhỏ để ăn dễ dàng hơn.
Bước 6: Trụng mì
Ảnh minh họa.
Cho hết phần mì khô đã chuẩn bị vào chậu nước nóng 70 độ C cho đến khi nào mì mềm, rồi vớt ra và rửa với nước ấm, để ráo.
Bước 7: Xào nấm và trụng rau
Đặt chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh nước sốt (đã nấu trên) để xào chín nấm đông cô (đã sơ chế) cùng với 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê đường và ít tiêu trên ngọn lửa lớn. Tắt bếp, cho ra đĩa.
Tiếp tục lấy chảo đó hoặc nồi khác, cho nước vào đun sôi với một ít muối để luộc rau cải thảo. Khi thấy sợi rau bắt đầu chuyển sang hơi trong (chín) thì vớt ra liền. Đồng thời, trụng nhanh phần giá và hẹ, vớt ra.
Bước 8: Nấu nước dùng
Ảnh minh họa.
Lấy xương gà, xương heo để hầm nước cùng với gừng thái lát sao cho trong nồi có khoảng 1.5 lít nước dùng.
Hoàn thành mì xào gà quay kiểu Trung Hoa ngon chuẩn vị. Ảnh minh họa.
Sau đó, cho 1 muỗng canh dầu của nước sốt ăn kèm, nấm đùi gà, đầu hành lá, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng canh nước tương, nêm lại theo khẩu vị. Tắt bếp đi là xong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Top 4 con giáp may mắn ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025: Được thần tài gõ cửa, vạn sự như ý
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn