Cách nhận biết tôm sạch và tôm 'ăn no' tạp chất
Thường xuyên ăn 3 loại thực phẩm này giúp giảm nếp nhăn, sống thọ / Buổi sáng thức dậy gặp 1 trong 4 hiện tượng lạ là dấu hiệu gan đang bị bệnh, số 2 rất đáng báo động
Việc tôm nhiễm kháng sinh cấm, bị bơm tạp chất… không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia, tôm khi bị bơm tạp chất (đặc biệt tạp chất dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu ăn phải loại tôm này sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm sạch trong quá trình chọn mua.
Tôm bơm tạp chấtTôm bơm tạp chất thường xòe đuôi, mang tôm cứng, thẳng đơ, phồng căng trong khi tôm sạch thường cúp đuôi xuống, mang mềm, phẳng. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Tôm bơm thường có bị phù đầu, gai vểnh. Phần đầu và thân của tôm bị tiêm rất dễ bị tách rời nhau.
Cách phân biệt tôm bơm và tôm sạch dựa vào màu sắc và hình dáng bên ngoài
Ngoài ra, tôm bơm khi nấu sẽ bị chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường. Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.
Tôm sạchTheo nhiều thương lái, muốn chọn tôm sạch thì chỉ có 2 cách là chọn tôm còn tươi sống và chọn tôm nhỏ. Thường chỉ tôm đông lạnh mới bị bơm hóa chất, còn tôm sống không thể bơm được vì tôm sẽ chết ngay. Với loại tôm sống, nên chọn những con còn nhảy và còn đủ chân lẫn càng. Đây là cách an toàn nhất nếu người tiêu dùng muốn sử dụng tôm tươi ngon. Mặt khác, người tiêu dùng có thể chọn các loại tôm nhỏ hơn.
Các bí quyết đơn giản trong cách phân biệt tôm bơm và tôm sạch
Còn với các loại tôm đông lạnh, người tiêu dùng nên để ý các chi tiết như đầu, thân và đuôi tôm. Cầm con tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.
Với tôm sú không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bắt đầu lập đông, từ ngày 7/11, các con giáp sẽ gặp nhiều may mắn, vận may thăng hoa, Niết bàn sẽ tái sinh!
4 con giáp được thần tài chiếu cố, tài lộc rực rỡ trong mùa đông
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Cuộc sống “trong mơ” hay địa ngục lặng lẽ? Mỗi tháng nhận 50 triệu từ chồng để ở nhà ăn chơi, tôi chỉ biết khóc trong nghẹn ngào
Vì món nợ ân tình 20 năm trước, bố ép tôi lấy người đàn ông 'điên' còn mẹ quỳ khóc khuyên đừng hủy hoại cuộc đời
Loài hoa này có tên rất hay và mang ý nghĩa đẹp nhưng đại kỵ khi đặt lên ban thờ thắp hương