Cách sơ cứu khi bé bị sặc sữa, sặc cháo
8 thực phẩm phát triển chiều cao cho trẻ / Để trẻ sơ sinh ngủ ngon không quấy khóc đêm
Sặc cháo, sặc sữa... là gì?
Sặc cháo khi ăn là một tai nạn dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị dị vật đường thở nói chung và bị sặc cháo nói riêng, cần sơ cứu kịp thời bằng cách áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực.
Sặc sữa khi bú hay sặc cháo, bột, cơm… là một tai nạn thường gặp ở trẻ. Mà tai nạn này cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý, cẩn thận trong việc chăm sóc con.
Sặc cháo, sặc sữa hay xảy ra khi bé vừa ăn, vừa khóc hay sai tư thế... |
Tai nạn này thường xảy ra khi cha mẹ hoặc người trông trẻ cho trẻ ăn không đúng tư thế, do lượng sữa, lượng cháo, bột đưa vào người bé quá nhiều cùng một lúc.
Khi trẻ bị sặc, một lượng thực phẩm lọt vào đường thở (vào khí quản), bít đường thở, điều này khiến tắc đường thở gây khó thở, tím tái hoặc ngạt thở. Nếu không sơ cứu bé kịp thời, bé có thể bị ngạt và dẫn tới tử vong rất nhanh.
Các phương pháp xử lý khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa
Phương pháp vỗ lưng
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện với người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Người sơ cứu vỗ 5 lần vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.
Phương pháp ép ngực
Phương pháp ép ngực được thực hiện nếu dị vật chưa thoát ra sau khi dùng phương pháp vỗ lưng. Cần lật trẻ nằm ngữa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Xác định vị trí ép ngực trẻ ở dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú. Để tìm vị trí ép ngực chính xác, cần đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vừa phải theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.
Nên làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi vị vật đường thở được tống ra ngoài.
Khi dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra, trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh. Nếu trẻ nhỏ không thở, không có mạch; cần tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực với phương pháp thổi ngạt 5 lần bằng cách nâng ngửa đầu trẻ, áp miệng trùm kín miệng và mũi của trẻ; thổi hơi vừa phải và quan sát lồng ngực trẻ; sau đó kiểm tra lại. Khi có mạch, có thở thì đặt trẻ về tư thế nằm nghiêng an toàn, tiếp tục theo dõi và chuyển đến cơ sở y tế.
Nếu trẻ không thở, không có mạch thì tiến hành thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Đặt trẻ nằm ngửa trên nền phẳng, cứng. Ép tim ngoài lồng ngực tại vị trí dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú; nên đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Thực hiện với tần số 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt, được gọi là 1 chu kỳ. Làm 5 chu kỳ liên tục, sau đó dừng lại, kiểm tra mạch, nhịp thở của trẻ. Thực hiện liên tục cho đến khi trẻ có dấu hiệu đáp ứng thể hiện như có mạch đập và thở được.
Cảnh báo nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị dị vật đường thở như sặc cháo khi ăn, cần sơ cứu kịp thời bằng phương pháp vỗ lưng và ép ngực. Nếu thất bại, trẻ bất tỉnh và đi vào hôn mê, phải sơ cứu khẩn cấp bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Trước khi có nhân viên y tế trợ giúp, cộng đồng người dân cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ thuật cần thiết để sơ cứu trong những trường hợp cần thiết.
Cha mẹ cần lưu ý những điều sau để hạn chế những tai nạn đáng tiếc:
- Không nên cho bé ăn trong lúc đùa giỡn, khóc lóc, chơi đùa, nằm…
- Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ sặc thực phẩm/dị vật đường thở: Trẻ đang ăn uống hay ngậm chơi những đồ vật nhỏ đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái. Tình trạng hít sặc có thể chỉ thoáng qua như trẻ ho vài tiếng, tím nhẹ rồi tự hết nhưng có những trường hợp trẻ tím tái nặng, ngưng thở và tử vong. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay. Cơn ho này kéo dài sau đó dịu đi, chỉ còn những tiếng ho rải rác. Sau đó trẻ trở lại bình thường, thỉnh thoảng xuất hiện những đợt ho sặc tương tự trở lại, rất dễ tử vong trong giai đoạn này.
Nếu không phát hiện được tình huống điển hình như trên, nhiều ngày sau trẻ thường nhập viện vì tình trạng viêm phổi tái phát kéo dài, hoặc áp-xe phổi do có dị vật đường thở bị bỏ quên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng khử mùi hôi mà còn có 3 công dụng tuyệt vời, bây giờ mới biết cũng chưa muộn nhé!
Loại lá ở trong vườn người Việt Nam hay có nhưng nước ngoài bán giá 6 triệu đồng/kg, vừa chữa ho lại mát gan
Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn
Tử vi ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến, tài lộc vượng phát, tiền bạc rủng rỉnh