Cãi nhau là nhục mạ nhà chồng và bỏ đi, tiểu thư giàu có không ngờ đã tự đạp đổ hạnh phúc: Trong hôn nhân, đừng để miệng 'đi chơi quá xa'!
Cha già 92 tuổi ở nhà dột nát nhưng 5 con trai sống trong biệt thự xung quanh: Làm cha mẹ xin đừng thiên vị / Đám cưới của hai 'phú nhị đại' Trung Quốc: Sự choáng ngợp bên trong biệt thự hơn 335 tỷ đồng
An lấy Hải sau khi dũng cảm chống lại sự phản đối của bố mẹ mình. An xuất thân tiểu thư, con nhà danh giá. Xung quanh cô đàn ông giàu có muốn theo đuổi xếp hàng dài.
Hải thì cũng tài năng nhưng so làm sao được với nàng tiểu thư gốc thủ đô. Bố mẹ An ngăn cản mối quan hệ chỉ đơn thuần ở góc độ cảm thấy hai gia đình chênh lệch quá nhiều.
Về phần An, cô chọn Hải bởi anh có vẻ có tương lai và hơn nữa, Hải chiều được cô. Hải thông minh, điềm tĩnh, chu đáo và bất kể An giở thói tiểu thư thế nào, anh cũng chịu được.
Trời không chịu đất chịu trời, bố mẹ An đồng ý đám cưới.
Thế nhưng ngay từ ban đầu đó, trong đầu An đã hình thành một tư tưởng vô cùng nguy hiểm:Phải rất may mắn Hải mới lấy được mình.
Dù Hải không ép An cưới, dù ban đầu cuộc hôn nhân đó đến với nền tảng tình yêu, tuy nhiên, suy nghĩ, lời nói của An khiến nó trở nên xấu xí đi thật nhiều.
Một cặp đôi đến với nhau ngay từ ban đầu đã có nền tảng công bằng. Đừng bao giờ cho rằng cưới ai đó là sự ban ơn để rồi sau đó phải hối hận!
Ảnh minh họa.
Sau khi kết hôn với Hải, An vẫn giữ tính tiểu thư đó. Gia đình Hải ở nông thôn, rất hiền lành. An lấy chồng nhưng chẳng phải làm dâu, mỗi 1 năm thì về quê chồng 1-2 lần. Thậm chí đến Tết, cô còn chẳng phải về quê chồng. Bố mẹ chồng dễ tính, cho rằng còn trẻ, cứ để con dâu thoải mái. Càng như vậy, An càng cho rằng gia đình bên chồng thấy cưới được mình là “món hời” nên hoàn toàn không có yêu sách, ép buộc gì với nàng dâu.
Cô cũng chẳng ngại ngần khi nói với bạn bè chuyện cưới được mình chồng mới lên đời.
“Lão Hải ấy à, nếu không cưới được tao thì biết thế nào là gái nhà giàu thành phố. Số lão Hải đỏ thật sự, chẳng ai sánh bằng”,An thường thẳng thừng nói như vậy.
Và có lẽ, chuyện đám bạn cô coi thường Hải đến một phần từ những câu nói vô lý đến tột độ như thế.
An lúc nào cũng làm mình làm mẩy với chồng. Thậm chí hai vợ chồng có việc chung, cô cũng tự quyết mà chẳng thông qua với anh.
Đỉnh điểm của toàn bộ các vấn đề là khi cả hai xảy ra cãi vã, lúc nào cũng kết thúc bằng việc An lên tiếng nhục mạ gia đình chồng.
Phải! không phải nói chồng, An nặng nề cho rằng mình “hạ cố” đến làm dâu nhà nông thôn, chịu bạn bè chê cười đủ điều vậy mà bây giờ chồng lại không chiều chuộng. Cả trăm lần như một, sau những câu nói đó cô sẽ sập cửa bỏ đi.
Hải từng cố nói chuyện nhẹ nhàng nhưng An không nghe. Cô mặc định mình là “vùng đất cấm” trong nhà chồng và ai cũng phải phục tùng.
Một ngày nọ, sau khi cãi vã tưng bừng, An lại như cũ, đóng cửa bỏ đi và chắc mẩm chỉ tối đó chồng sẽ qua nhà bố mẹ đẻ đón về. Tuy nhiên, 1 ngày, 2 ngày vẫn không có động tĩnh gì.
Bắt đầu thấy bất an, An nhân lúc ban ngày chồng đi làm, về nhà thì thấy trên bàn phòng khách là lá đơn ly hôn Hải ký sẵn. Anh quyết định chấm dứt hôn nhân. Đến lúc này, An mới suy sụp, cô không ngờ chồng mình lại dám đưa ra quyết định bỏ cô vợ thành phố nhà giàu một cách đột ngột như thế. Cô bắt đầu níu kéo nhưng Hải đã quá mệt mỏi rồi.
Khi gia đình bị xúc phạm thì bất cứ chuyện gì đàn ông cũng có thể làm, cho dù từ bỏ một người phụ nữ.
Thái độ trong một cuộc hôn nhân vô cùng quan trọng. Ai bắt đầu tính chuyện kết hôn mà chẳng muốn có được hạnh phúc, hai bên vun vén cho nhau. Tuy nhiên, nếu có thái độ không tốt với cuộc hôn nhân ngay từ đầu thì chuyện duy trì tổ ấm rất khó.
Đành rằng xích mích, cãi vã là một gia vị cần có cho cuộc sống hôn nhân. Thế nhưng cái cách chúng ta đối đầu với nó thế nào, xử lý nó ra sao lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự dài lâu của mối quan hệ.
Một người vợ luôn coi mình là nhất, ngay từ đầu không tồn tại cái gọi là tôn trọng nhà chồng thì dần dần sự tiêu cực sẽ bùng phát.
Với đàn ông, có thể có tất cả ngoại lệ nhưng riêng gia đình - những đấng sinh thành nó mới chính là “vùng đất cấm”. Người vợ - người họ yêu nhất lại xúc phạm đến thì chẳng khác gì một sự chà đạp, xé nát mặt mũi, thể diện đàn ông.
Vậy mới nói, trong hôn nhân, cãi vã cũng cần có nghệ thuật. Và nghệ thuật lớn nhất là sự kìm chế. Nhất là trong những câu từ, lời nói. Họa từ miệng mà ra, đôi khi, chỉ vì vài câu nói mà cả cuộc đời sau của người ta rẽ hướng.
Hãy biết kìm chế những cảm xúc thái quá, kìm chế những lời nói xúc phạm, kìm chế những hành động bột phát và gây tổn thương cho đối phương.
Đôi khi, sự kìm chế đúng lúc là cứu rỗi lớn nhất cho cuộc hôn nhân của chính bạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn