Cây rau bầu đất ăn cực ngon, chữa bệnh hiệu quả ai cũng có thể trồng
7 loại rau củ "thần dược" dùng để phòng ngừa bệnh ung thư / Tuyệt chiêu giúp nuôi dưỡng da chân đẹp mịn màng
Đặc điểm nổi bật của cây rau bầu đất
Cây rau bầu đất có tên khoa học Gynura procumbens (Lour) Merr, Họ Cúc – Asteraceae. Tại Việt Nam cây rau bầu đất còn có nhiều tên gọi khác nhau như Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, Đái dầm, Thiên Hắc địa hồng.
Chính vì dễ phát triển nên cây rau bầu đất thường mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi để làm rau ăn. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh…
Ngoài tác dụng làm rau ăn cây rau bầu đất còn có nhiều công dụng như thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ khái (cầm ho). Có thể sử dụng chữa viêm họng, viêm khí quản mạn tính, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau...
Thời vụ trồng cây rau bầu đất
Cây rau bầu đất có thể trồng quanh năm nhưng để cây phát triển tốt nhất người trồng nên lựa chọn thời điểm mát mẻ, mưa nhiều như mùa Xuân.
Đất trồng cây rau bầu đất
Vì vốn là cây dễ tính, dễ phát triển trong nhiều điều kiện thời tiết cũng như đất trồng khác nhau. Chính yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi để người trồng có thể lựa chọn đất trồng dễ dàng mà không cần tốn nhiều thời gian. Theo đó, thành phần tốt nhất là đất thịt nhẹ hay cát pha, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nhưng cũng cần lưu ý, để đất đủ độ dinh dưỡng thì trước khi gieo hạt cần phải được cày cuốc sẵn cho ải khoảng 15-30 ngày. Sau đó đánh nhỏ, bón phân và lên luống trồng.
Kỹ thuật cấy rau bầu đất
Kỹ thuật trồng cây bầu đất bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, trồng bầu, hom cành và thân.Nếu dùng phương pháp hom cành người trồng cần lựa chọn thân cây mẹ sạch bệnh, khỏe. Tuyệt đối không được chọn cành nhánh quá non sẽ khó phát triển. Khi tiến hành cắt cành cần phải dùng dao hoặc kéo sắc để cắt tránh làm giập hoặc trầy xước hom. Lưu ý ngay sau khi cắt hom cần phải giâm vào luống nếu không sẽ nhanh héo. Sau vài ngày khi hom ra rễ hãy đem trồng.
Còn nếu chọn phương pháp gieo hạt thì đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên cũng cần phải lựa chọn hạt giống có độ nảy mầm cao sau đó phải xử lý hạt nảy mầm bằng cách ngâm nước ấm.
Khi hạt đã ủ xong thì đem trồng. Lúc này người trồng rau bầu đất cần bổ lỗ trồng sau đó tra hạt vào luống. Khoảng cách trồng giữa các hạt không quá xa từ 15-25cm. Khi trồng xong cần tưới nước ngay đảm bảo độ ẩm cho hạt.
Ngoài các phương pháp trồng trên cũng có thể áp dụng phương pháp trồng thủy canh tuy nhiên với phương pháp này ít người áp dụng vì hơi cầu kỳ, chăm sóc cũng không đơn giản.
Đối với cây trồng thì yếu tố đầu tiên cần nghĩ tới chính là phải đủ nước tưới và cây rau bầu đất cũng không ngoại lệ bởi đây là cây ưa ẩm. Nếu trường hợp cây khô là phải tưới nước ngay nếu không cây rất dễ héo khô và chết. Ngoài yếu tố nước tưới thì cũng cần phải bón phân cho rau bầu đất. Thành phần phân bón bao gồm phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà…
Kỹ thuật bón phân phải dựa vào thời điểm và thời tiết. Nếu mưa nhiều không nên bón vì sẽ mất công. Khi bón cần pha loãng phân với nước sau đó dùng vòi hoa sen tưới lên bề mặt luống nhưng nên nhớ không được tưới trực tiếp lên lá dễ gây ngộ độc.
Trồngcây rau bầu đất cũng phải tiến hành làm cỏ, làm đất để tạo khoảng trống giúp cây nhanh phát triển, cũng là tránh sâu bệnh hại rau. Vì khi trồng rau bầu đất rất nhiều sâu ăn lá, ốc sên, sâu xám nếu không kịp thời xử lý cây rau sẽ hỏng hết không thể thu hoạch được.
Thu hoạch cây rau bầu đất
Sau trồng 45 ngày, chồi non có chiều dài từ 20-30cm thì có thể thu hoạch vụ đầu. Dùng dao cắt phần thân chồi lá non. Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng hoai để bổ sung dinh dưỡng và kích thích rau đâm nhiều chồi mới cho các vụ tiếp theo. Nên thay thế và trồng mới hàng năm để nâng cao sản lượng rau.
Một số bài thuốc thường dùng Điều trị viêm phế quản có thể lấy rau bầu đất 80g, thịt lợn nạc 50g nấu thành canh ngày ăn cùng với cơm. Có thể dùng nhiều ngày. Chữa đái rắt, đái buốt dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 - 15 ngày. Chữa các vết bầm tím do va đập: Dùng bầu đất tươi 30g, rửa sạch để ráo nước, thêm vài hạt hồ tiêu, giã nát đắp vào vết thương. Ngày 1 lần mỗi lần khoảng 3 giờ đồng hồ, đắp liền 3 ngày. Khí hư, bạch đới: Bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 16g, cỏ xước 16g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức