Chế biến tỏi theo cách này sẽ tạo ra chất độc, rước bệnh cho cả nhà
Thêm vài giọt này vào nước ngâm ngao, ngao nhả sạch cát giúp món ăn trở nên hoàn hảo / Dạ dày sẽ phải "khóc thét" vì viêm loét nếu bạn thường xuyên ăn 8 món này khi đói
Sai lầm khi chế biến tỏi làm mất chất dinh dưỡng
Tỏi là loại gia vị vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Nó không chỉ tăng thêm hương vị của món ăn mà còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Tỏi rất giàu dinh dưỡng như protein, carbohydrates, calo và các vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali, mangan, magie, phốt pho...
Bên cạnh đó, tỏi còn chứa hàm lượng cao các chất germanium và selen có tác dụng chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do, phòng chống ung thư hiệu quả...
Tác dụng cơ bản nhất của tỏi đến từ chất allicin - một chất kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, củ tỏi tươi không chứa allicin tự do mà chỉ có tiền chất của nó là alliin.
Khi tỏi được cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn, enzyme trong tỏi được kích thích và biến alliin thành allicin.
Do đó, tỏi được băm nhuyễn hoặc nhai nát sẽ có tác dụng tốt hơn so với củ tỏi tươi vẫn còn nguyên vẹn.
Ảnh minh họa
Cần phải lưu ý rằng chất allicin rất dễ bị mất đi ở nhiệt độ cao. Nhiều người có thói quen phi tỏi trong dầu nóng. Điều này đồng nghĩa với việc allicin bị vô hiệu hóa, không còn tác dụng ban dầu.
Đặc biệt, nếu tỏi bị cháy và có vị đắng thì có thể sản sinh ra các chất độc gây hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại để phi tỏi, chúng sẽ tạo ra trans fat có thể gây ung thư.
Các bà nội trợ chỉ nên nấu tỏi ở nhiệt độ vừa phải. Không xào nấu quá 15 để các chất dinh dưỡng trong tỏi vẫn được giữ nguyên và có thể phát huy tác dụng khi ăn.
Một số lưu ý khi dùng tỏi
- Không nên dùng tỏi để lâu: Tỏi để lâu sẽ mất dần các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, bạn nên dùng tỏi tươi để cơ thể có thể hấp thu được nhiều dưỡng chất nhất.
- Tỏi dù tốt nhưng không nên ăn quá 15 gram/ngày. Ăn nhiều tỏi có thể gây ra kích ứng mắt, dễ làm viêm kết mạc mắt hoặc khiến dạ dày bị tổn thương.
- Tỏi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó, khi đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin, bạn nên dừng ăn tỏi. Ngoài ra, nên tránh ăn tỏi trước khi phẫu thuật ít nhất 7 ngày. Nguyên nhân là do tỏi có tác dụng kháng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ xuất huyết trong khi phẫu thuật.
- Không ăn tỏi khi đói bụng vì nó có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, nôn và ợ nóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo