Đời sống

Chế độ ăn uống cho người bị loét dạ dày

Người bị loét dạ dày cần có chế độ ăn uống đúng cách để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thực đơn cơm chiều: Cả nhà tấm tắc khen mẹ đảm / 5 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Bệnh viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống cho người bị loét dạ dày

Bệnh nhân bị bệnh dạ dày cần có chế độ ăn uống đúng cách. Nguồn ảnh: Internet

Dạ dày - một trong những bộ phận nội tạng quan trọng bậc nhất của hệ tiêu hoá, nó có hình dáng của chiếc túi chứa thức ăn. Lớp niêm mạc dạ dày tồn acid mạnh - acid clohidric với PH là 0,8 để chuyển hóa thức ăn khi vào cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng acid tăng cao, niêm mạc của dạ dày không còn kháng cự, hiện tượng lở loét sẽ bắt đầu diễn ra.

Có đến 50% những trường hợp đau dạ dày xuất hiện rõ các triệu chứng, nhưng cũng có đến 10% bệnh nhân không có cảm nhận gì, cho đến khi xuất hiện biến chứng.

Có thể kể đến các dấu hiệu cụ thể: thượng vị xuất hiện những cơn đau rát, nóng trong,... hoặc kể đến việc ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,... Những cơn đau do viêm loét xảy đến liên tục và âm ỷ, đôi khi sẽ có những cơn quặn đau. Đau do viêm loét xảy ra theo chu kỳ, lúc quá no hoặc lúc quá đói, cũng có thể xuất hiện theo từng mùa, từng đợt trong năm. Đặc biệt, bạn cảm nhận đau rõ rệt nhất khi ăn tăng đồ cay, đồ chua... hoặc khi cơ thể căng thẳng, nhiều suy nghĩ, lo lắng...

Chế độ ăn uống cho người loét dạ dày

Loét dạ dày nên ăn những thực phẩm nào?

 

Sữa và trứng có khả năng làm đệm lót giúp trung hòa lượng axit có ở dạ dày. Cách tốt nhất là bạn nên uống sữa nóng và ăn trứng đã hấp hoặc cho trực tiếp vào cháo. Lưu ý mỗi tuần chỉ được ăn khoảng 2 - 3 lần.

Thức ăn chứa nhiều đạm cho cơ thể dễ tiêu hóa: thịt lợn, cá,… được chế biến bằng cách luộc, hấp và kho giúp cơ thể dễ hấp thụ.

Rau củ quả tươi sạch: hãy chọn các loại cải như bắp cải, rau cải,… do chúng chứa lượng vitamin dồi dào giúp làm lành tổn thương trong hệ tiêu hóa.

Thực phẩm có nhiều tinh bột, không chứa nhiều mùi vị và dễ tiêu hóa cụ thể như cơm, bánh mì, cháo, khoai củ đã nấu chín.

Thức ăn mềm và dễ nuốt giúp bệnh nhân dễ hấp thu hơn

 

Thức ăn mềm và dễ nuốt giúp bệnh nhân dễ hấp thu hơn

 

Các loại dầu thực vật được điều chế từ những loại hạt: hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải,…

Uống thật nhiều nước mỗi ngày.

Loét dạ dày nên kiêng những thực phẩm nào?

Sản phẩm thịt nguội được chế biến sẵn gồm có dăm bông, lạp xưởng, xúc xích,…

 

Thức uống có gas, bia rượu,…

Trái cây có vị chua như chanh, cóc, xoài, sấu,…

Trà, cà phê, thức uống có chất kích thích,…

Gia vị cay, nóng như tiêu, tỏi, ớt,…

Các thực phẩm muối chua: cà muối, dưa muối,…

 

Không được hút thuốc lá bởi thói quen hút thuốc sẽ làm trầm trọng thêm viêm dạ dày và cả nguy cơ mắc bệnh phổi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm