Đời sống

Chỉ mặt 5 loại thực phẩm chế dại mà hâm nóng kẻo chất độc ngấm ngược trở lại, càng ăn càng độc

Rất nhiều người có thói quen hâm nóng đồ ăn khi phải ăn muộn hoặc để tránh lãng phí thức ăn. Thế nhưng, với những thực phẩm sau đây, bạn tuyệt đối không nên hâm nóng lại.

Uống 1 cốc nước này trước khi đi ngủ để cơ thể sạch độc tố, hiệu quả giảm cân tăng gấp đôi / 5 loại quả được thận vô cùng “sủng ái”, giúp thanh lọc cơ thể, kéo dài tuổi thọ

Khoai tây

Khoai tây bóc vỏ sẽ ngăn chặn ôxy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hơn nữa. Đây cũng là lý do tại sao việc bảo quản khoai tây nấu chín trong lá có liên quan đến một số trường hợp ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tránh hâm nóng khoai tây hoặc để khoai ở bên ngoài quá lâu.

Trứng

Một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ từ 40-150 độ F (từ 4.5 – 65.6 độ C). Và điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và làm hỏng thực phẩm. Đó là lý do tại sao để trứng nấu chín ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian và sau đó hâm nóng để sử dụng sau này không bao giờ là một ý tưởng tốt.

nhung thuc pham khong nen ham nong-phunutoday
Ảnh minh họa

Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), bạn có thể dự trữ các món ăn từ trứng nấu chín trong tủ lạnh trong vài ngày nhưng phải tiêu thụ chậm nhất trong vòng 3 đến 4 ngày sau đó. Ngoài ra, tránh đưa trứng ra khỏi tủ lạnh của bạn lâu hơn 2 giờ. Nếu thời tiết ấm và nhiệt độ cao hơn 32°C thì bạn cũng nên tránh bỏ trứng ra bên ngoài quá 1 tiếng.

Thịt gà

Một món ăn quen mặt thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình của mỗi nhà nên việc chúng được hâm nóng lại là khá nhiều. Trong thịt gà có chứa một lượng protein cao nên dễ khiến bạn gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa khi hâm nóng lại sau 1 - 2 ngày cất trong tủ lạnh. Nhiều nhà chọn cách dùng những phần gà thừa đổ vào nồi đảo rang với gừng để có thể ăn thêm được nhiều bữa nữa. Tuy nhiên, việc làm này thực chất không hề tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn.

nhung thuc pham khong nen ham nong0-phunutoday

Thịt gà khi được làm nóng lại nhiều lần, các protein sẽ phân huỷ và kết hợp cùng các chất khác trong dạ dày gây ra hiện tượng đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy, khó tiêu...

Các loại rau lá mềm

 

Có một số loại rau lá mềm thường được chế biến cùng những món ăn trong bữa cơm, nếu còn thừa lại thì nhiều nhà tiết kiệm lại cất vào tủ lạnh để hôm sau mang ra ăn tiếp. Các loại rau lá mềm như rau muống, rau mồng tơi, rau cần, rau bina... hay bất kỳ những loại rau lá mềm nào khác đều rất giàu sắt và nitrat. Vậy nên, khi chúng được mang ra chế biến trong lần tiếp theo thì vô tình các nitrat này lại biến đổi thành nitrit - một trong những chất gây ung thư, nên vô cùng có hại cho sức khoẻ về sau.

Nấm

Theo Hiệp hội Thông tin Thực phẩm Châu Âu thì nấm chứa nhiều protein nên sẽ dễ dàng bị phá huỷ bởi các enzyme và vi sinh vật.

Khi nấm không được bảo quản đúng cách, những vi sinh vật có hại chứa trong nấm sẽ tiếp tục sinh sôi và làm hỏng nấm. Chính điều này sẽ gây đau bụng nếu bạn tiếp tục đun nấm lại để ăn trong lần tiếp theo. Bù lại, nếu nấm được cất giữ trong tủ lạnh chưa quá 24 giờ thì không có vấn đề gì hết, nhưng khi đã đun nóng lại thì bạn cần lưu ý chỉ nên để nhiệt độ cao ở mức 70 độ C.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm