Đời sống

Chồng đi công tác mua quà bảo vợ biếu nhà nội, vợ liền làm "cuộc cách mạng" khiến anh tâm phục, khẩu phục

"Bên ngoại em không tính hơn thua gì 1 con cá, song nó thể hiện cách ứng xử của chàng rể với bố mẹ vợ. Em nói thẳng với anh, từ nay em sẽ nhìn anh để sống đó, không thể cứ "nước chảy ngược mãi", cô vợ chia sẻ.

Muốn ly hôn người chồng thích nhậu nhẹt bỏ bê vợ con / Bi hài chuyện bố vợ và con rể bên mâm rượu

Phụ nữ lấy chồng chỉ mong được người đàn ông tử tế, biết yêu thương, tôn trọng vợ cũng như gia đình bên ngoại. Không may lấy phải người đàn ông sống thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại, coi nhẹ nhà vợ hẳn với người phụ ấy, cuộc sống hôn nhân sẽ vô cùng ngột ngạt, ấm ức.

Anh chồng trong câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây cũng vô tâm, gia trưởng như thế. Song không chấp nhận được thêm lối sống thiếu công bằng ấy của chồng, người vợ đã có màn "vùng lên" khiến anh buộc phải thay đổi lối suy nghĩ bảo thủ của mình.

Người vợ tâm sự: "Chồng em gia trưởng lắm các chị ạ. Sống với lão ấy em suốt ngày phải nhịn như nhịn cơm sống. Lúc nào lão cũng đòi hỏi vợ phải làm đúng theo ý lão, kiểu chồng quyết vợ cấm được sai lời.

Thời gian đầu mới cưới, em cũng căng thẳng, ức chế với tính cách này của chồng, nói chuyện thẳng thắn có, cãi vã có. Thậm chí không ít lần em còn nghĩ tới chuyện đường ai nấy đi cho đỡ mệt. Nhưng sau có con, rồi lại nghĩ thôi thì ở đời, người được mặt này mất mặt kia. Vợ chồng phải biết nhìn vào mặt tốt của nhau để sống nên em lại tặc lưỡi chấp nhận 'sống chung với lũ'. Bởi công bằng mà nói, lão nhà em ngoài cái tính gia trưởng thì biết sống có trách nhiệm với gia đình.

Chồng đi biển mua quà lại sai biếu hết nhà nội, ngoại tính sau, vợ liền làm "cuộc cách mạng" khiến anh buộc phải thay đổi tư tưởng - Ảnh 1.
Bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội.

Riêng cái kiểu sống thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại của lão thì đúng là em không thể chấp nhận nổi. Lão luôn đối xử kiểu nhất bên trọng nhất bên khinh. Một đằng đòi hỏi vợ phải tận tâm chăm sóc cho bố mẹ chồng. Ngược lại với bố mẹ vợ, lão lại thờ ơ không tả nổi.

Mỗi khi có đồ ăn ngon hay có lương thưởng là lão sai em mang tiền sang biếu bố mẹ lão, chứ nhà ngoại lão bơ như không. Tết nhất cũng thế, nhà nội lão biếu cả chục triệu, nhà ngoại chỉ 3 triệu. Em nói thì lão bảo, ăn Tết nhà nội là chủ yếu, ngoại chỉ 'đá đưa'. Rồi bố mẹ chồng ốm có khi chỉ hắt hơi sổ mũi, lão bắt vợ nghỉ việc ở nhà chăm. Ngược lại, bố mẹ vợ nằm viện, lão chỉ gọi sang hỏi han, cùng lắm mang cân hoa quả tới biếu, ngồi 5, 10 phút là về thẳng.

Bực nhất là hôm vừa rồi lão đi công tác miền Trung 1 tuần, lúc về mua được 2 con cá biển, mỗi con 5kg. Lão sai em làm sạch, 1 con cất tủ ăn dần, 1 con mang biếu ông bà nội, tuyệt nhiên không nhắc gì đến bên ngoại. Em thấy thế cố tình hỏi có quà gì cho ông bà ngoại không, lão dửng dưng đáp: 'Để lần sau'.

Cái lần sau của lão không biết là lần nào, vì đây không phải lần đầu lão hành xử như thế. Em không nói gì, lẳng lặng đi làm 2 con cá. 1 con mang biếu bố mẹ chồng theo đúng ý chồng bảo.

 

Sáng hôm sau đi làm, lão dặn em tối về làm cá thu sốt ăn cho tươi. Nhưng tới lúc sắp bữa, nhìn mâm cơm chỉ có đĩa thịt kho đậu, lão hỏi vợ cá đâu không làm. Em lạnh tanh bảo mang biếu ông bà ngoại rồi. Vậy là lão trợn mắt: 'Anh đã bảo con đó giữ lại nhà ăn. Ông bà ngoại để lần sau biếu rồi cơ mà'.

Em bỏ bát cơm xuống, nhìn chồng hỏi: 'Lần sau là lần nào? Anh có nhớ đã bao nhiêu cái lần sau anh nói ra mà chưa thực hiện không? Hôm nay em nói rõ luôn để anh hiểu, trước nay làm vợ anh, em luôn chăm sóc bố mẹ anh chu đáo, tận tình như chính bố mẹ đẻ mình. Cái em mong là anh cũng biết quan tâm nhà ngoại như thế chứ không phải là kiểu sống nhất bên trọng nhất bên khinh như vậy.

Bên ngoại em không tính hơn thua gì 1 con cá song nó thể hiện cách ứng xử của chàng rể với bố mẹ vợ. Em nói thẳng với anh, từ nay em sẽ nhìn anh để sống đó, không thể cứ 'nước chảy ngược mãi'. Với lại, anh cũng có con gái đó. Sau này có con rể, nếu chàng rể của anh cũng hờ hững, coi nhẹ bố mẹ vợ, anh cảm thấy thế nào?'.

Chồng đi biển mua quà lại sai biếu hết nhà nội, ngoại tính sau, vợ liền làm "cuộc cách mạng" khiến anh buộc phải thay đổi tư tưởng - Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Nói mà em đỏ gay mặt, vô tình lúc ấy bố em gọi điện cho con rể cám ơn vì con cá. Rõ ràng tiếng thơm em vẫn để cho chồng, để anh ta biết em đã quá biết điều so với mức quy định. Từ nay em sẽ không nhún nhường, chồng càng lấn tới nên tốt nhất cứ phải thẳng thắn nói rõ quan điểm để nhìn nhau mà sống".

Quả thật phụ nữ lấy chồng gia trưởng, vô tâm rất thiệt thòi. Nhiều người quan niệm làm vợ phải nín nhịn cho nhà cửa yên ả. Song đôi khi nhẫn nhịn không phải là cách giải quyết bởi sức chịu đựng của mỗi người đều có giới hạn. Khi những ấm ức bị tích tụ, dồn nén lâu ngày không được giải tỏa đến 1 lúc nào đó bộc phá còn nguy hiểm hơn, rất dễ đến rạn nứt gia đình. Bởi hôn nhân cần nhất là sự tôn trọng bạn đời, nội ngoại cân đối như nhau mới có thể bền lâu mãi mãi.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm