Chồng quyết hoán đổi vị trí cho vợ để "dằn mặt" với tuyên bố "việc nhà tôi vẩy tay tí là xong" nhưng cuộc gọi điện lúc cuối ngày của anh lại đảo ngược tất cả
Bị cô bạn thân cướp chồng, trong đám cưới vợ cũ đã tặng cô dâu 1 món quà khiến cặp vợ chồng sững sờ thảng thốt / Cuộc sống vợ chồng có thể đi đến hồi kết chỉ vì điều nhỏ nhặt sau
Không ít đàn ông luôn cho mình là trụ cột gia đình, tự định đoạt mọi việc lớn nhỏ trong nhà mà không để ý tới suy nghĩ, cảm nhận của vợ. Nếu cứ duy trì cuộc sống không có tiếng nói như vậy sẽ khiến phụ nữ ngột ngạt, ức chế để rồi trước sau gì họ cũng sẽ vùng lên giành lại quyền tự chủ cho bản thân. Giống tâm sự của người vợ trẻ trong câu chuyện dưới đây.
Câu chuyện như sau: "Em sinh đôi nên khá vất vả. Đã vậy vì không muốn thuê người trông con, chồng em lại yêu cầu vợ nghỉ việc ở nhà chăm chúng. Anh nói kinh tế tự anh lo được, không cần em phải kiếm. Anh cần một người vợ đứng sau làm hậu phương, thay anh chăm con cái, lo cho bố mẹ già. Như thế anh mới yên tâm làm việc. Dù không muốn nhưng vì thương con cũng là nghĩ cho chồng mà em đành làm theo cách đó.
Thế nhưng anh lại mỗi ngày một quá đáng. Cũng vì vợ không kiếm ra tiền, anh mỗi lúc một tỏ vẻ coi thường ra mặt. Đành rằng hàng tháng anh vẫn đưa tiền cho em chi tiêu không thiếu thốn nhưng trong mắt anh ấy, em như thể nhàn hạ lắm. Mỗi lần đi làm về mà thấy nhà cửa chưa dọn dẹp, cơm chưa nấu xong là anh sẽ cằn nhằn mắng vợ chỉ ở nhà chơi, có vài ba việc cỏn con cũng không làm xong. Con ốm đau anh cũng phó mặc hết cho em. Giống như kiểu anh ấy giao cho em ngần ấy tiền là gói gọn, em phải lo mọi việc từ a tới z, anh không phải động chân động tay.
Dạo này con lớn hơn, đi gửi trẻ rồi em cũng đỡ vất vả chút nhưng chưa quay trở lại công việc được vì phải đưa đi đón chúng mỗi ngày. Chồng em cứ đi miết chẳng bao giờ quan tâm để ý tới việc nhà.
Cách đây vài hôm, đi làm thấy nhà cửa bừa bộn vợ chưa kịp dọn, chồng em đứng giữa cửa chỉ tay bảo em chỉ ở nhà ăn chơi mà để nhà như bãi rác. Mặc dù em cũng giải thích là hôm ấy em bị đau đầu, người mệt, đón con về chúng nó nghịch quá chưa kịp dọn. Thế mà anh ấy gắt ngay lại rằng: 'Người mệt là tôi đây này, một mình đi làm nuôi ngần ấy người, tôi còn chưa kêu. Cô ở nhà làm mấy cái việc linh tinh, kêu nỗi gì. Mấy việc cô than vất vả, tôi chỉ vẩy tay là xong hết'.
Nghe chồng nói, em ức chế cảm giác cả người muốn nổ tung. Không nhịn được thêm, em đáp lời: 'Được, nếu anh giỏi giang thế từ mai anh ở nhà làm việc nhà. Tôi sẽ đi làm kiếm tiền thay anh'.
Anh thấy vợ làm căng cũng căng theo chứ không xuống nước. Ngay hôm sau em hoán đổi vị trí cho chồng. Sáng em dậy sớm cho con ăn, gửi con đi lớp rồi ra ngoài luôn. Em tính dành cho bản thân 1 ngày nghỉ cũng là để nghe ngóng xem chồng 'chiến đấu' thế nào chứ chưa vội quay lại công ty ngay.
Đúng như em đoán, vợ đi chưa đầy 1 tiếng, chồng em bắt đầu gọi điện loạn lên nào là bữa sáng nấu thế nào cho bố mẹ (bố mẹ chồng em bị tiểu đường, phải có chế độ ăn kiêng riêng), quần áo giặt ở chế độ nào, rồi gạo ăn, mắm muối để ở đâu. Ngồi trong quán cà phê, điện thoại đổ chuông nhiều quá, em ngại với khách trong quán còn phải tắt chuông để chế độ im lặng.
Đến 5h chiều, sợ chồng quên đón con em gọi điện nhắc. Y như rằng anh ấy giật mình bảo: 'Chết rồi, anh quên'. Nói xong anh tắt máy luôn nhưng chưa đầy 1 phút sau đã thấy gọi lại, giọng e dè hỏi: 'Mà em gửi con ở trường nào? Cho anh địa chỉ'.
Bực mình em đáp lời: 'Anh hỏi nghe hay nhỉ, anh hỏi xem có người bố nào mà con đi học gần 1 năm rồi bố vẫn không biết tên trường con học. Mà kể cũng không có gì ngạc nhiên, từ ngày em sinh các con tới giờ, anh có phải chăm lo để ý gì tới chúng. Nghĩ mới thấy chức bố của an nhàn hơn chức mẹ của em thật'.
Sau em về đón con thay chồng, tới nhà 7h tối chồng vẫn đang cuống cuồng chạy đi chạy lại trong bếp, nhìn tất bật lắm mà cơm canh chưa nấu được món gì, bếp đã lộn tung, ướt nhèm từ trong ra tới ngoài. Em thấy thế chỉ cười hỏi: 'Tưởng anh vẩy tay là xong hết việc'.
Chồng em biết bản thân sai rồi, cấm dám nói lại câu nào. Từ hôm ấy anh mới biết chủ động đi làm về sớm đỡ việc nhà cho vợ. Đúng là không mạnh tay xử 1 lần cho biết thì em còn khổ".
Được chồng tôn trọng chính là mong mỏi lớn nhất của mỗi phụ nữ khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân. Họ chấp nhận chịu thiệt thòi, hi sinh cả hoài bão cá nhân vì gia đình miễn là chồng biết ghi nhận và trân trọng. Đổi lại, khi không tìm thấy sự chia sẻ, cảm thông từ bạn đời, phụ nữ sẽ không có động lực để tiếp tục hi sinh. Khi ấy các anh chồng đừng mong đòi hỏi ở họ sự nhu mì hay nhẫn nại giống sự phản kháng của người vợ trong câu chuyện trên chẳng hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần