Chủ lò mổ chó lãi đậm bất ngờ tiết lộ nguyên nhân bỏ nghề
Dân sành cafe Sài Gòn chính hiệu mách bạn 5 địa chỉ thú vị để ngồi lì cả ngày không chán / Mách bạn cách nấu bún cá rô đồng ngon hơn hàng quán
Một ngày của người thu mua chó
Chủ Nhật ngày 16/9 của ông Phường (xã Đông Phương Yên, Chương Mỹ, Hà Nội), làm nghề thu mua chó, bắt đầu từ 4 giờ sáng.
Vừa trở mình dậy, ông đặt luôn nồi nước lên bếp củi để chuẩn bị nước sôi, làm thịt chó. Hôm nay, một hộ dân trong làng đặt mua gia đình ông 2 con chó làm sẵn để phục vụ cho đám cưới.
Ông Phường (trái) giao chó đã làm sạch cho khách. Ảnh: Ngọc Trang |
Chó sau khi bị đập vào đầu bất động, mới có thể cắt tiết. Sau đó, chó sẽ được cho vào máy vặt lông tự động. Khi chó sạch lông, ông Phường nhóm rơm để thui.
Những nhà làm nghề chó dễ nhận diện bởi trong nhà có cây rơm to. “Vào mùa gặt, chúng tôi thường thu mua rơm, phơi khô rồi chất ở góc sân. Nhà luôn phải dự trữ rơm để thui chó quanh năm”, ông Phường nói.
7 giờ sáng, một góc sân nhỏ nhà ông đã rộn ràng tiếng băm chặt, tiếng xe máy của người chở củi đến, tiếng người đến nhận chó…
Sau khi con chó đã được làm sạch, ông cân và giao chó cho khách sau đó nhận tiền. Số chó còn lại ông Phường chất lên xe và mang ra chợ tiêu thụ.
Vào buổi chiều, ông lại dùng chiếc xe máy phía sau có gắn rọ sắt, phía trước có loa để vào các làng quê thu gom chó. Xe máy chạy đến đâu, loa rao mua chó vang đến đó. Nhà nào có nhu cầu bán chó, sẽ gọi ông vào nhà để bán.
Sau khi xem con chó, thỏa thuận giá cả, ông Phường tiến hành bắt chó, cho vào rọ sắt và tiếp tục hành trình đi thu gom.
“Tôi thu gom bằng cách đi mua nhưng cũng có gia đình trong làng có nhu cầu bán thì điện thoại cho tôi đến tận nhà bắt chó. Chúng tôi chỉ thu mua những con chó khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Những con chó có dấu hiệu ốm, mắc bệnh, chó có được do câu trộm tôi tuyệt đối không mua”.
Nhiều năm làm nghề đã cho ông kinh nghiệm chọn chó. Theo ông Phường, con chó khỏe mạnh là chó có bộ lông mượt, thân chắc khỏe cho thịt nạc, ngon. Những con chó béo thường cho thịt mỡ không ngon. Đặc biệt chó ốm thường có biểu hiện có gỉ mắt, chảy dãi…
Người thu mua chó lâu năm ở xã Đông Phương Yên cũng có nhiều cách để kiểm định chó ốm, bệnh. Ví dụ họ mua chó về, sau đó dùng quạt thổi thẳng vào người chó. Con chó bị bệnh dại rất sợ gió sẽ có biểu hiện hoảng loạn. Cũng theo những chủ lò mổ ở đây, chó dại thường chạy hoảng loạn, rất khó để bắt được.
Chó sau khi thu gom về được nhốt trong chuồng chờ ngày giết thịt. Ảnh: Diệu Bình. |
Tất cả chó thu mua về được nhốt chung một chuồng ở cạnh lò mổ, rộng khoảng 15 m2 để chờ ngày thịt. Hằng ngày ông Phường làm thịt khoảng 2 con mang ra chợ bán. Ngoài ra, các gia đình đặt chó làm cỗ ông sẽ làm thịt thêm.
Các con chó được nuôi ăn (cơm, đầu cá), được tắm rửa… chờ đến ngày thịt. Nếu không chăm sóc cẩn thận, chó sẽ gầy, hao cân lúc bán sẽ mất giá.
Thời điểm ông Phường thu mua được chó nhiều nhất là vào dịp đầu năm học mới. Nhiều gia đình thiếu tiền nộp học cho con thường bán chó trong nhà. Thứ hai là vào dịp cận Tết nhiều gia đình cần tiền chi tiêu, mua sắm.
Do điều kiện kinh tế được cải thiện nên hiện nay người dân có thể mua thịt chó để ăn quanh năm. Tuy nhiên lượng tiêu thụ nhiều nhất vẫn là vào mùa rét, những ngày mưa hay cuối tháng.
“Một nghề kiếm được”
Ông Phường cho biết, mỗi con chó có trọng lượng từ 12-15kg. Ông mua với giá khoảng 75 nghìn đồng/kg. Sau khi làm lông, chế biến ông bán ra chợ với giá 150-160 nghìn/kg.
Mặc dù lợi nhuận thu được từ nghề kinh doanh thịt chó không nhỏ nhưng không ít chủ lò mổ đã phải giải nghệ vì nhiều lý do.
Anh Đại (41 tuổi, xã Trung Hòa, Chương Mỹ) có cửa hàng kinh doanh thịt chó trong suốt gần 10 năm nhưng 2 năm gần đây anh đã bỏ nghề.
Anh Đại khẳng định: “Đây là một nghề cho thu nhập tốt. Trung bình mỗi ngày có khách, tôi bán đều tay có thể lãi ròng khoảng 1 triệu đồng. Nếu vào mùa cao điểm (mùa đông) người kinh doanh thịt chó có khi kiếm được nhiều hơn”.
Sau khi xây được căn nhà khang trang, anh Đại, chủ quán thịt chó đã chuyển sang nghề khác Ảnh: Diệu Bình |
Sau khi kinh doanh thịt chó kết hợp chăn nuôi, vợ chồng anh xây được căn nhà hai tầng khang trang. Tuy nhiên đang lúc thời kỳ đỉnh cao của công việc, anh Đại bất ngờ bỏ nghề.
“Hiện, tôi không còn làm thường xuyên. Nhà nào có đám cưới, giỗ đặt mua 2, 3 con tôi mới bắt để làm thịt, cung cấp cho họ. Tôi chuyển sang chăn nuôi lợn, gà còn vợ tôi làm thêm nghề đan lát. Lý do tôi bỏ nghề này là vợ tôi khuyên nhủ. Vợ tôi không muốn giết mổ, sát sinh”.
Anh Đạt cũng nhấn mạnh, công việc làm thịt chó tuy cho thu nhập cao nhưng "ghê nhất là khâu đập chết con chó để cắt tiết”.
Vợ anh Đại cũng khẳng định nghề kinh doanh thịt chó là nghề nguy hiểm. Hằng ngày, chồng chị đi thu mua chó không cẩn thận có thể bị cắn, nếu con chó mắc bệnh thì có thể khiến người thu mua mất mạng.
“Đây là một nghề vất vả, nguy hiểm và đặc biệt là phải giết mổ, sát sinh vì thế tôi không thích. Tôi cũng nghe nhiều vấn đề duy tâm khi làm các nghề giết mổ nên sau đó tôi đã bàn với chồng để chuyển sang nghề khác”, vợ anh Đại chia sẻ.
Trước đây phụ chồng trong công việc giết mổ, kinh doanh thịt chó nhưng hiện vợ anh Đại đã chuyển sang nghề đan lát Ảnh: Ngọc Trang. |
Ở một số xã có lò mổ chó như xã Đông Phương Yên, Trung Hòa… huyện Chương Mỹ, người dân cũng thường đồn thổi nhiều câu chuyện về nghề sát sinh này.
“Tôi thường nghe chuyện nhiều gia đình làm nghề này gặp nạn, chuyện không hay.
Ví dụ người dân ở đây hay kể về câu chuyện một vợ chồng làm nghề giết mổ ở xã Đông Phương Yên bị nạn. Theo đó, sáng sớm đun nồi nước để giết mổ. Hai vợ chồng bê nồi nước thì bà vợ ngã đập đầu dẫn đến tử vong… Hoặc đâu đó có gia đình giết mổ gia súc có người bị ung thư, tai nạn giao thông.
Mặc dù có thể do sự vô tình trùng hợp nhưng vẫn khiến người dân dị nghị khi nói đến nghề này. Bởi vậy, không ít chủ lò mổ đã phải chuyển sang nghề khác”, ông Tư (người dân ở xã Đông Phương Yên) cho biết.
Ngày 10/9, UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.
TPcho rằng, việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo gây ra những hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.
Ngoài ra, những người tham gia giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: Bệnh dại, tả, xoắn khuẩn...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước