Chú rể bất ngờ bỏ chạy khiến cô dâu 'khóc ròng'
Về ra mắt nhà trai, cô gái phải ăn cơm nguội còn bị bạn trai trách 'miếng ăn với em to quá' / Một năm từ lần cuối vào khách sạn, tôi chưa quên được người có vợ
Theo Sina, chú rể họ Zhang và cô dâu (ở Ninh Ba, Chiết Giang) tổ chức lễ cưới trong nhà thờ. Khi đang tay trong tay ở lễ đường, cô dâu lôi ra một danh sách "Hiệp ước trước khi cưới" dài tới 3 trang giấy. Ngoài 5 đề mục lớn, bản hiệp ước còn có 18 quy tắc nhỏ.
Nội dung chính của bản hiệp ước là: Sau khi lấy đăng ký kết hôn, tất cả mọi tài sản đều là tài sản chung, kể cả tài sản đã có từ trước hôn nhân được bố mẹ chồng cho. Người đứng tên sở hữu các bất động sản phải là vợ. Tiền lương mỗi tháng sẽ do vợ toàn quyền quyết định chi cái gì, bao nhiêu. Việc sinh đẻ, giáo dục con cái cũng lấy ý kiến của vợ làm chủ.
Khoa trương hơn, bản hiệp ước của cô dâu còn chỉ rõ nếu chồng không đồng ý hoặc vi phạm vào bất cứ điều kiện, quy định nào thì vợ có quyền ly hôn. Mọi tài sản sở hữu chung phải tự nguyện nhường lại cho vợ. Hơn nữa, chồng phải bồi thường cho vợ 1,2 triệu tệ (hơn 4 tỷ đồng) và trong vòng một năm phải trả hết.
Mọi quan khách ở lễ đường ngỡ ngàng trước bản hiệp ước của cô dâu. Chú rể họ Zhang thì sốc nặng. Sau một hồi tranh cãi, chú rể hủy hôn và bỏ khỏi lễ đường. Cô dâu lúc này chỉ biết khóc.
Thông tin trên được đăng tải bởi Xiao Ke, người chủ trì hôn lễ. Xiao Ke nói trên tờ Sina: "Tôi đã chủ trì lễ cưới trong nhiều năm. Thỏa thuận trước khi kết hôn đã nhìn thấy rất nhiều. Nhưng điều này khiến tôi bị sốc!".
Trong các trường hợp, Xiao luôn chủ động hòa giải các đôi nếu có cãi vã. Thế nhưng chính anh cũng kinh ngạc trước bản hiệp ước này, nên đã đồng tình với chú rể trong việc hủy bỏ lễ cưới. Buổi tiệc tối hôm đó có 50 bàn tiệc cũng phải hủy bỏ.
Trường hợp xảy ra ở Trung Quốc nhưng không hiếm gì trong thực tế. Anh Trần Phương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng từng là một "chú rể" chạy trốn khi phát hiện ra lòng tham của cô dâu ở ngay phút trót. Kể về kỷ niệm buồn của mình, anh Phương cho biết: "Hồi đó tôi rất yêu cô ấy. Bị cả gia đình ngăn cấm nhưng tôi vẫn quyết lấy bằng được. Thế nhưng đúng là duyên số, rồi cuối cùng chúng tôi cũng không thể đến được với nhau. Hôm đó tôi chở cô ấy qua nhà rồi gặp người bạn. Người bạn này tỏ ra hơi sững sờ khi gặp lại cô ấy, còn cô ấy thì có vẻ tránh mặt. Sau buổi tối ấy tôi nhận được điện của người bạn kia. Người bạn đó nói là nên dừng lại cuộc hôn nhân này vì cô dâu của tôi là một người có "tiền sử" trốn nợ. Nếu tôi muốn gánh một đống nợ về nhà thì mới nên lấy cô ấy. Tôi nghe mà hốt hoảng. Sau đó tôi truy vấn lại tất cả mọi việc thì phát hiện ra đúng như người bạn kể. Cô ấy do làm ăn thua lỗ và dính vào lô đề mà nợ nần đến lúc gần cưới vẫn chưa trả hết. Sau lần đó tôi phải dừng đám cưới lại. Đau đớn thời gian đầu nhưng cũng vẫn là may mắn!".
Cũng tình cảnh tương tự, anh Hoàng Phong (Nam Định) cho biết đã lỡ duyên với một cô gái chỉ vì sự hoang phí của cô gái khi tiêu tiền. Theo lời anh thì anh rất yêu cô gái này nhưng không thể chịu nổi "nhiệt" khi chứng kiến cách tiêu tiền của cô ấy. Cô ấy ra điều kiện phải có nhà mới kết hôn. Khi anh có nhà thì cô ra yêu cầu phải ở riêng với kết hôn. Đến lúc này, anh cảm thấy bị xúc phạm nên đã chủ động dừng lại. "Cô ấy chỉ yêu vật chất của tôi chứ không yêu con người tôi", anh Phong kết luận.
Hôn nhân là việc quan trọng cả đời người. Vì vậy tìm hiểu nhau kỹ trước hôn nhân là việc làm cần thiết. Trong đó, tiền bạc là vấn đề cả hai bạn khi đang yêu cũng cần phải tìm hiểu kỹ. Thực tế, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn nên nhất thiết bạn phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bước chân vào hôn nhân. Không quan trọng bạn là người giàu hay người nghèo, gia đình "đối tác" khá giả hay thiếu thốn, điều cần xem xét chính là cách ứng xử với chuyện tiền bạc xem đó có phải là người có trách nhiệm và chi tiêu hợp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo