Chuyên gia chỉ mặt top thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán cao nhất phải chú ý khi ăn
Bí kíp làm sốt ướp ba chỉ nướng kiểu Hàn Quốc / Nhà trai chi 2,5 tỷ đồng cho không gian cưới hoàng gia ở Cao Bằng
Tiến sĩ Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) khẳng định, nếu phải phân ra những thực phẩm nào dễ bị nhiễm sán thì chắc chắn ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật dễ bị nhiễm sán hơn. Sán đến từ hai nguồn: một là thực phẩm đó có sán, hai là thực phẩm bị ô nhiễm và lây sán từ những nguồn khác.
"Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt… Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày…", TS Từ Ngữ khẳng định.
Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt…
Theo ông, môi trường đất đai trồng thực phẩm bị ô nhiễm cũng rất dễ khiến rau quả bị nhiễm sán, do đó rất khó để nhận định thực phẩm nào dễ bị sán hơn. Cụ thể, những thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán cao nhất được chuyên gia nhận định là:
Thịt lợn
Theo TS Từ Ngữ, thịt lợn là thực phẩm phổ biến gây nên bệnh sán não. Ký sinh trùng được tìm thấy trong thịt lợn có tên gọi là Taenia solium, lây nhiễm sang cơ thể người theo hai đường:
- Khi bạn ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị sán dây rất cao. Sán dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não bộ của con người.
- Qua ấu trùng như tiếp xúc với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm sang một số mô trong cơ thể con người.
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến gây nên bệnh sán não.
Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh, điều này có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não (neurocysticercosis), gây nhiễm trùng não nghiêm trọng. Nếu sán xâm nhập vào não thì người bệnh còn có thể bị động kinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, gần 1/3 các trường hợp bị bệnh động kinh là do bị nhiễm sán dây lợn.
Ốc, cua, lươn, thủy hải sản sống nói chung
Thông tin từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM cho thấy, tập quán ăn tôm cua chưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, gỏi tôm, ăn cua nướng (thực chất thịt cua nướng chưa chín), ăn gạch cua sống, ăn mắm cua, uống nước cua sống... đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ), không riêng gì cua sống mà các loại ốc, hàu tươi sống thường có ấu trùng sán lá phổi hay các loại sán lá gan lớn nhỏ, giun ở các loại ốc nước ngọt và trên cạn. Khi ăn những loại hải sản chưa được chín kỹ này, các loại ấu trùng đều có thể xâm nhập vào cơ thể gây hại sức khỏe.
Tập quán ăn tôm cua chưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, gỏi tôm, ăn cua nướng, ăn gạch cua sống, ăn mắm cua, uống nước cua sống... đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm) cho biết thêm, việc ăn hải sản sống khiến chúng ta dễ dàng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng chọn cư trú trong vỏ của các loại hải sản, các ký sinh trùng này không thể được loại bỏ hoàn toàn thông qua việc rửa hoặc nấu nướng đơn giản, nếu không chế biến với nhiệt độ cao mà trực tiếp ăn tái/sống, vô hình sẽ ăn luôn mầm bệnh. Sau khi ăn uống không chú ý có thể sẽ bị nhiễm sán lá gan, sán lá phổi, sán hình lát gừng, và các loại ký sinh trùng khác.
Tiết canh, nội tạng động vật
Là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, tiết canh và nội tạng động vật tiềm ẩn nhiều nguy hại sức khỏe và được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), tiết canh mang rất nhiều mầm bệnh từ máu của động vật, sẽ làm tăng nguy cơ mắc giun sán, bệnh về tiêu hóa hay viêm não cho người sử dụng.
Không chỉ tiết canh mà ngay cả phủ tạng, thịt lợn không được nấu chín cũng vẫn tồn tại ấu trùng sán lợn. Trong đó sán dây lợn là loại sán ký sinh nguy hiểm nhất.
Tiết canh và nội tạng động vật tiềm ẩn nhiều nguy hại sức khỏe và được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần.
Các loại rau ăn sống
Các loại rau ăn sống như rau ngổ, rau mùi ta, mùi tàu… mặc dù rất ngon khi ăn sống nhưng lại dễ gây họa cho sức khỏe nếu chưa qua nấu chín. Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Không những thế, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên nên ăn rau sống đảm bảo nguồn gốc, bảo quản rau đúng cách, tránh dập nát, rừa bằng nước sạch có pha muối hoặc thuốc tím, có thể sử dụng thiết bị sát trùng như thiết bị lọc ký sinh trùng sẽ giúp loại bỏ ký sinh trùng và các sinh vật.
Các loại rau ăn sống như rau ngổ, rau mùi ta, mùi tàu… mặc dù rất ngon khi ăn sống nhưng lại dễ gây họa cho sức khỏe nếu chưa qua nấu chín.
Giới chuyên gia cùng khẳng định, thực phẩm luôn tiềm ẩn hiểm họa không chỉ là nhiễm sán mà còn rất nhiều vấn nạn khác. Điều quan trọng là mỗi người cần đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa và nếu bỏ hẳn thói quen ăn đồ tái sống thì càng tốt. Rửa thực phẩm cần lưu ý rửa kỹ, rửa sạch dưới vòi nước sạch. Rửa sạch tay trước và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, giữ gìn cơ thể vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh nhà ở, giữ vườn tược sạch sẽ, tẩy giun cho thú cưng. Và đừng quên, mỗi người cần giữ thói quen tẩy giun định kỳ ít nhất 6 tháng mỗi lần!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Người bán rau nhiều năm tiết lộ: Cố gắng không mua 6 loại rau này vào mùa đông! Hóa ra có bí mật nhiều người không biết