Đời sống

Chuyên gia chỉ ra bộ phận này trên cơ thể rất dễ bị ung thư nhưng nhiều người lại không để ý

Trong trường hợp nghiêm trọng, môi bị cháy nắng có thể dẫn tới ung thư da và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhân viên nhà hàng được khách tip 1.000 USD / 5 loại rau "trường thọ" được thế giới săn lùng, có loại đắt gấp 10 lần nhân sâm mà người Việt bỏ phí

Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có thể bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là môi. Trên thực tế, không nhiều người quan tâm tới khu vực nhạy cảm này. Bảo vệ môi khỏi tác động của tia cực tím là việc làm cần được ưu tiên hàng đầu trong mùa hè. Không chỉ gây sưng đau, môi bị cháy nắng còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.

Môi bị cháy nắng trông như thế nào?
Môi bị cháy nắng: Biện pháp tốt nhất để làm dịu và chữa lành - Ảnh 1.

Các dấu hiệu cảnh báo môi bị cháy nắng bao gồm sưng đỏ, đau, phồng rộp và xuất hiện mụn nước, thường kéo dài trong 3-5 ngày.

Nếu bị cháy nắng, môi sẽ sưng và đỏ hơn bình thường. Bạn cũng có thể cảm nhận khu vực này mềm hơn khi chạm phải và xuất hiện mụn nước tương tự như mụn nước hình thành trên các vùng da bị cháy nắng khác trên cơ thể. Các triệu chứng cháy nắng thường kéo dài khoảng 3-5 ngày, có thể lên đến 10 ngày trong trường hợp nghiêm trọng.

Môi bị cháy nắng có gây hại cho sức khỏe hay không?

Ngoài dẫn tới các triệu chứng như sưng đau và phồng rộp, tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư môi. Theo Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, có thể xuất hiện ở môi, đặc biệt là phần rìa gần môi chứ không phải trong môi.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc ung thư môi đều nằm ở môi dưới và có xu hướng là ung thư biểu mô tế bào vảy. Đây là một loại ung thư da khác có khả năng phát triển mạnh mẽ, lây lan rộng chỉ sau một thời gian ngắn. Yếu tố hàng đầu gây ung thư môi là tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời.

Tại sao môi bị cháy nắng?
Môi bị cháy nắng: Biện pháp tốt nhất để làm dịu và chữa lành - Ảnh 2.

Mọi người đừng quên thoa kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài trời, mỗi giờ một lần là tốt nhất.

Nếu bạn không bảo vệ đôi môi của mình bằng kem chống nắng, khu vực này sẽ bị tổn thương do tác động của tia cực tím. Nhiều người đưa ra không ít lý do để bào chữa cho việc không bôi kem chống nắng. Theo Debra Jaliman, bác sĩ da liễu tại thành phố New York, một số người có thói quen liếm môi nên họ vô tình liếm luôn cả kem chống nắng. Những người khác lại cho rằng họ đã bôi son hoặc son dưỡng và không muốn tẩy trang chỉ để dùng kem chống nắng. Các tia UV có hại sẽ làm tổn thương da nếu son không có chỉ số chống nắng SPF.

 

Ngoài việc bảo vệ môi bằng kem chống nắng, cách dễ nhất để ngăn ngừa khu vực này bị cháy nắng là tránh tiếp xúc với ánh mặt trời. Theo Rhonda Klein, bác sĩ da liễu tại Connecticut, sau khi bị cháy nắng nghiêm trọng, viêm môi ánh sáng (AC) có thể xuất hiện và dẫn đến ung thư tế bào vảy. Ở giai đoạn đầu, AC nhìn giống môi bị nứt nẻ nên không ít người chủ quan và coi nhẹ. Do đó, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên môi như xuất hiện vảy, bong tróc như bị bỏng và môi chuyển sang màu trắng, hãy theo dõi và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để bảo vệ môi khỏi bị cháy nắng?
Môi bị cháy nắng: Biện pháp tốt nhất để làm dịu và chữa lành - Ảnh 3.

Nếu có điều kiện, mọi người nên sử dụng những loại son dưỡng có chỉ số SPF cao để vừa chống cháy nắng vừa giữ ẩm cho môi.

Sau khi bị cháy nắng, hãy dùng thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen để làm dịu vết thương. Bác sĩ Jaliman cũng khuyên mọi người nên chườm lạnh cho vùng da bị cháy nắng. Việc làm này không chỉ có công dụng giảm đau, hạn chế viêm nhiễm mà còn giúp duy trì độ ẩm cho môi. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn mềm, ngâm vào trong nước lạnh hoặc nước đá rồi chườm lên môi.

Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, bác sĩ Jaliman cho biết, dùng một số loại thuốc mỡ giúp dưỡng ẩm cho da là lựa chọn tuyệt vời. Glycerin trong các sản phẩm này giúp bảo vệ lớp da bên ngoài và chống bong tróc. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng những loại son sở hữu đặc tính chống nắng, có chỉ số SPF cao.

Cuối cùng, việc làm quan trọng hàng đầu là tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi vết cháy nắng lành hoàn toàn. Đồng thời, lần tới khi bạn ra ngoài trời, hãy nhớ bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành để bảo vệ khu vực nhạy cảm này.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm