Đời sống

Chuyên gia dinh dưỡng đưa lý do vì sao không nên để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc cho thức ăn vào tủ lạnh lúc còn nóng không chỉ khiến thức ăn mất đi chất dinh dưỡng của nó mà còn gây hại cho tủ lạnh.

Nhìn căn nhà mới 3 tầng của anh trai, tôi chưa kịp mừng thì đã giật mình khi thấy chị dâu nằm dưới căn bếp lụp xụp / Sau 3 năm ly hôn chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con trai hồn nhiên hỏi mẹ 1 câu mà anh ta "chết lặng cả cõi lòng"

Mục đích của việc cho thức ăn vào tủ lạnh là để ngăn không cho thức ăn bị mất đi chất dinh dưỡng và để giữ nó tươi và không bị ô nhiễm trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cho dù làm đông, hâm nóng hay làm lạnh thực phẩm, tốt nhất nên thực hiện thận trọng.

Chuyên gia dinh dưỡng Anju Sood tại Bangalore nói: "Nếu bạn đưa thức ăn nóng hoặc chất lỏng nóng vào tủ lạnh, bạn có thể khiến thực phẩm mất đi các giá trị dinh dưỡng và khiến cho tủ lạnh của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Bạn cũng có thể đặt thực phẩm ấm trong tủ lạnh. Nhưng ít nhất nên chờ cho thực phẩm nguội bớt trước khi làm lạnh."

Meher Rajput, nhà dinh dưỡng học tại FITPASS giải thích: "Thức ăn nóng nên được làm nguội bằng nhiệt độ phòng - bởi vì nếu đặt trong tủ lạnh khi còn nóng vi khuẩn salmonella có thể làm hỏng thực phẩm một cách dễ dàng trong tủ lạnh. Ngoài ra, bằng cách đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh bạn đang khiến các loại thực phẩm khác ví dụ trứng, rau và thị dễ hư hỏng hơn, cơ hội chúng bị nhiễm bẩn sẽ tăng lên."

Tuy nhiên bạn không nên đợi thực phẩm lâu hơn một khoảng thời gian nhất định là 2 giờ. Shalini Manglani, chuyên gia về dinh dưỡng ở Bangalore, nói rằng: "Thức ăn nóng không nên để nguội lâu hơn hai giờ vì vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nảy nở. Nếu bạn muốn chờ đợi thức ăn nguội, chỉ nên đợi trong vòng 2 giờ."

Cho thức ăn vào tủ lạnh lúc còn nóng không chỉ khiến thức ăn mất đi chất dinh dưỡng của nó mà còn gây hại cho tủ lạnh

Nhà chế biến dinh dưỡng Tiến sĩ Rupali Dutta giải thích rằng mọi người luôn luôn có suy nghĩ chứa tất cả thực phẩm bao gồm sữa, rau cải, thịt và thực phẩm nấu chín trong tủ lạnh để tránh bị hư hỏng. Nếu bạn đang lưu trữ thức ăn nấu chín trong vòng 2 giờ nấu ăn, hãy phân chia thực phẩm thành các phần nhỏ hơn để nó nguội nhanh và có thể được đông lạnh sớm hơn nhằm tránh bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, duy trì độ ẩm của thực phẩm bằng cách gói chúng trong hộp kín hoặc giấy bạc. Điều này cũng giúp ngăn ngừa mùi của các loại thực phẩm khác nhau khi đặt chung các thực phẩm gần nhau và giữ cho vi khuẩn không bị phát tán ra ngoài. Tiến sĩ Dutta nói rằng thực phẩm đông lạnh có thể được giữ trong vòng gần 2-3 tháng, nhưng vẫn nên kiểm tra màu sắc, hương vị của thực phẩm để xem nó có thể ăn được không.

Một niềm tin phổ biến khác cho rằng việc đưa thức ăn nóng vào tủ lạnh là nó sẽ làm hại thiết bị của bạn hoặc ảnh hưởng đến nhiệt độ của thực phẩm xung quanh nó. Thật vậy, với các thiết bị mới hơn bạn không phải lo lắng nhiều, bộ điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh sẽ đảm bảo rằng không có thiệt hại cho thiết bị bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Tuy nhiên, nếu bạn có một chiếc tủ lạnh đã cũ bạn có thể chọn để có một số biện pháp phòng ngừa như lưu trữ các thực phẩm nóng trong hộp kín, điều này sẽ giúp tránh ngưng tụ và đóng băng.

Lời khuyên để đảm bảo trước khi làm lạnh thực phẩm nóng của bạn

1. Nếu bạn phải đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh, cố gắng không để thức ăn nóng trong các hộp chứa sâu, chúng mất nhiều thời gian hơn để làm mát. Đặt chúng trong các thùng chứa nông để làm lạnh dễ dàng hơn. Sau đó, bạn có thể đặt các thùng chứa trong tủ lạnh, điều này cũng đảm bảo làm mát nhanh hơn.

2. Chia cho bạn thức ăn với phần nhỏ hơn, đặt chúng vào các hộp chứa nhỏ hơn.

 

3. Bạn cũng có thể nhanh chóng làm lạnh thức ăn trong một bồn nước đá trước khi làm lạnh nó.

4. Bạn cũng có thể làm lạnh nó trên bàn cho đến khi hơi dừng bốc lên.

5. Đậy nắp cho nước nóng nếu muốn làm lạnh bởi hơi nước bốc lên có thể giải phóng độ ẩm khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn cần thiết.

Theo nguyên tắc chung, luôn luôn nên đặt các hộp chứa (có thể là ấm) một cách khôn ngoan, nhớ để chừa không gian giữa chúng nhằm đảm bảo lưu thông không khí tốt hơn và làm mát tối ưu. Hãy đảm bảo rằng bạn không để nguội thức ăn quá hai giờ, vi khuẩn có thể bắt đầu phát triển ngay sau đó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm