Có 4 loại nước dạ dày cực kỳ thích, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa
10 thực phẩm gây mụn nhọt, những nàng có da nhạy cảm cần chú ý / Cách làm mousse trà xanh thơm mát, lạ miệng
Để nuôi dưỡng và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, bạn nên tiêu thụ thường xuyên 4 loại nước dưới đây nó sẽ giúp nuôi dưỡng dạ dày và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa.
Trà lúa mạch
Sau khi được chế biến, lúa mạch có thể được sử dụng để pha trà. Lúa mạch chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể con người, chẳng hạn như protein, carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Trà lúa mạch có chứa amylase, có thể tăng tốc nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống trà lúa mạch thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng bài tiết pepsin và axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng như đầy hơi và ợ hơi.
Bên cạnh đó, loại nước này cũng rất giàu chất xơ, có thể làm giảm triệu chứng táo bón. Đặc biệt vào mùa hè, uống trà lúa mạch có thể làm giảm nhiệt, lợi tiểu và tăng cảm giác ngon miệng.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị loét dạ dày và tiết axit dạ dày quá mức không nên uống loại nước này.
Trà kiều mạch
Kiều mạch đắng cũng có tác dụng tốt cho dạ dày, với các tác dụng phổ biến nhất bao gồm thanh nhiệt, cải thiện sức khỏe lá lách, giảm sưng.
Các nguyên tố vi lượng và chất dinh dưỡng có trong trà kiều mạch có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người, đặc biệt là những người có miễn dịch yếu. Kiều mạch cũng rất giàu chất xơ, có thể tăng tốc độ vận động của đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và trì hoãn lão hóa.
Bột kiều mạch dễ ăn, chỉ cần ngâm nó trong nước nóng khoảng 5 phút là có thể sử dụng. Bột kiều mạch cũng có thể được uống với trà để tăng mùi thơm của trà và giảm lipid máu, loại bỏ máu ứ.
Đinh hương ngâm trong nước
Đinh hương có giá trị dược liệu rất tốt. Trà đinh hương có tác dụng làm ấm dạ dày, thích hợp nhất cho những người bị dạ dày lạnh (thiếu dương khí).
Trà đinh hương giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong dạ dày, vì vậy nó thường được sử dụng như một loại thuốc kháng khuẩn. Trà đinh hương cũng có các chất phenolic và dầu dễ bay hơi ức chế sự phát triển của vi khuẩn miệng và viêm miệng, loại bỏ mùi hôi miệng và duy trì hơi thở thơm mát.
Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều loại nước này bởi nó có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.
Trà bồ công anh
Bồ công anh có vị ngọt, đắng nhẹ, có giá trị dược liệu cao, có thể giúp điều trị viêm dạ dày và nhiễm trùng đường hô hấp. Bồ công anh có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể tốt. Nhờ đó, uống trà bồ công anh cũng có thể giải nhiệt và giảm nóng trong, cải thiện mụn trứng cá và bệnh chàm do nóng gan quá mức.
Bồ công anh chứa kali, có thể loại bỏ phù nề, giảm bọng cơ thể và thúc đẩy cơ thể loại bỏ nước dư thừa. Trà bồ công anh cũng có rất nhiều vitamin với hàm lượng vitamin C lớn, có tác dụng làm trắng da và loại bỏ tàn nhang.
Tuy nhiên, người thiếu dương và bị cảm lạnh, có lá lách và dạ dày yếu không thích hợp để uống loại trà này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết