Đời sống

Có bầu ăn mực được không? Lưu ý gì khi bà bầu ăn mực để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?

Nên ăn gì và tránh ăn gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi là băn khoăn của tất cả những người phụ nữ có thai. Vậy có bầu ăn mực được không? Mực có an toàn cho mẹ và bé không? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hấp mực nước sôi hay nước lạnh không quan trọng, cứ bỏ thêm thứ này đảm bảo ngọt thịt, hết sạch mùi tanh / CLIP: 'Sốc' khi phát hiện cách làm trắng con mực để bán ra thị trường

Mực và các món ăn từ mực được rất nhiều người yêu thích vì sự thơm ngon, hấp dẫn cũng như những lợi ích sức khỏe tuyệt với mà thực phẩm này mang lại. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc có bầu ăn mực được không bởi vì trong mực có hàm lượng thủy ngân nhất định.

1. Mực là gì?

Mực là một loại động vật thân mềm ở biển, có chân là các tua ở đầu, có túi chứa chất lỏng đen như mực, thịt ăn được. Thịt của mực có màu trắng, vị ngọt.

Mực có 2 loại phổ biển là mực ống và mực trứng. Trong đó, mực ống là Mực ống là một loại hải sản thân mềm, có họ với mực nang và bạch tuộc. Thịt của mực ống chắc, có màu trắng, vị thịt ngọt nhẹ và mang lại mùi thơm rất hấp dẫn.

Theo các nghiên cứu và các thống kê, mực là hải sản có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Cụ thể, trong 100g mực có các thành phần sau: Đồng (1,8mg); Selen (44mcg); Protein (15g); Phốt pho (213mg); Vitamin B2 (0,389mg); Vitamin B12 (1,05mcg); Kẽm (1.48mg); Vitamin C (3,6mg); Sắt (0,86 mg). Những thành phần dinh dưỡng này rất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu sắt, có ích trong quá trình trao đổi chất...

Không những vậy, mực là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, rất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh và não bộ.

Có bầu ăn mực được không? Bật mí cách ăn mực đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé - Ảnh 1.

Mực là loại hải sản có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe - Ảnh Internet.

2. Có bầu ăn mực được không?

Có thể thấy, với thành phần dinh dưỡng cũng như vị ngọt thơm hấp dẫn, mực là hải sản được nhiều gia đình lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu ăn khoăn không biết bà bầu có được ăn mực không vì trong mực có tồn tại hàm lượng thủy ngân nhất định. Mà thủy ngân lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của thai nhi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù có chứa thủy ngân nhưng mực được xem là một trong những loại hải sản an toàn và bổ dưỡng mà bà bầu có thể ăn trong thời gian thai kỳ. Nguyên nhân là vì hàm lượng thủy ngân trong mực thấp, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Vì thế, không nên e ngại hàm lượng thủy ngân mà bỏ qua thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao như mực.

Cụ thể, theo các nghiên cứu quốc tế, lượng thủy ngân có trong mực là 0,024PPM (một phần triệu) thủy ngân, theo FDA đây là hàm lượng thủy ngân ít và an toàn cho sức khỏe nếu như không quá lạm dụng, không ăn quá nhiều.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn mực được không là bà bầu hoàn toàn có thể ăn loại hải sản này nếu ăn mực khoa học và đủ lượng.

Dưới đây là những lợi ích cho sức khỏe của bà bầu khi ăn mực:

 

- Tốt cho sự hình thành tế bào thai nhi: Mực là loại hải sản ít chất béo, là nguồn cung cấp vitamin B12 và protein dồi dào (cụ thể,trong 100g mực cung cấp khoảng 15,25 protein). Lượng protein và vitamin B12 này không những tốt cho sức khỏe của mẹ trong thời gian thai kì mà còn cần thiết cho sự hình thành tế bào thai nhi. Không những vậy, lượng sắt và kẽm có trong mực giúp thai nhi hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Vitamin B12, vitamin A, vitamin C, folate...có trong mực có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên bỏ qua mực trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Có bầu ăn mực được không? Bật mí cách ăn mực đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé - Ảnh 2.

Bà bầu ăn mực đúng cách tốt cho cả mẹ và thai nhi - Ảnh Internet.

3. Bà bầu ăn mực cần lưu ý gì?

Mặc dù hàm lượng thủy ngân là an toàn với bà bầu, nhưng khi tiêu thụ loại hải sản này, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Tuyệt đối không ăn mực sống vì ăn mực sống có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

 

- Khi chế biến mực, nên chế biến bằng phương pháp hấp hoặc xào để giữ lại toàn bộ các chất dinh dưỡng và giúp tiêu hóa dễ dàng, không nên ăn mực chiên hoặc rán. Khi chọn mực để chế biến, cần chọn mực tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nếu có tiền sử dị ứng với mực, bạn nên tránh xa loại hải sản này.

- Mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 150g mực để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

- Không nên ăn nhiều mực với bia: Rất nhiều người, kể cả mẹ bầu có thói quen uống chút bia với mực. Tuy nhiên đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là không tốt cho những người phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do mực có chứa một lượng lớn chất bismuth và glucosinolates, trong khi đó bia rất giàu vitamin B1. Vì vậy, nếu kết hợp mực với bia, vitamin B1 có trong bia sẽ thúc đẩy sự phân hủy và chuyển hóa chất purine nucleotide và các chất khác trong mực, không chỉ dễ dẫn đến bệnh sỏi, bệnh gout mà còn có thể gây ra mẩn đỏ toàn thân, sưng, đau và ngứa.

4. Những bà bầu nào không nên ăn mực?

Tuy mực tốt cho bà bầu và thai nhi nếu ăn với lượng vừa phải nhưng không phải mẹ bầu nào cũng ăn được món hải sản này. Sau đây là những trường hợp không được ăn mực:

 

- Phụ nữ có thai có bệnh về gan và các bệnh về tim mạch không nên ăn mực. Nguyên nhân là vì mực là loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu. Vì thế, những người bị gan hay các căn bệnh liên quan đến tim mạch ăn mực có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

- Mẹ bầu mắc các bệnh về da không nên ăn mực: Mực là động vật di chuyển tự do dưới nước. Sau khi ăn, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da. Vì vậy, những người mắc các bệnh về da như chàm, phát ban, viêm da thì không nên ăn mực, để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.

- Những người bị bệnh dạ dày và lá lách không nên ăn mực: Mực là thực phẩm có tính lạnh. Nếu ăn mực sẽ khiến tình trạng bệnh dạ dày hay lá lách trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏicó bầu ăn mực được khôngcũng như những lưu ý khi ăn mực. Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ bầu cần bổ sung đủ nhóm chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt nhất. Với hải sản, bên cạnh mực, mẹ bầu cũng có thể thêm vào thực đơn hàng ngày các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp khác như cá mèo, cá tuyết, cá trắng, cá hồi, cá bơn.... Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh các hải sản có hàm lượng thủy ngân cao để không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm