Có biểu hiện này bạn đang bị thiếu máu trầm trọng
Kết hợp đậu phụ với những thực phẩm này sẽ giúp món ăn thêm giàu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe / 2 cách ăn quen thuộc vô tình biến mộc nhĩ trở thành thực phẩm có hại cho sức khỏe
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu
Cơ thể cần một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để tạo ra đủ hồng cầu. Sắt, vitamin B12 và axit folic là ba yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng do:
Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng (ví dụ, bệnh celiac )
Ăn uống không đầy đủ
Mất máu từ từ (ví dụ, kinh nguyệt nhiều hoặc loét dạ dày)
Phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày hoặc ruột
Nguyên nhân có thể gây thiếu máu bao gồm:
Một số thuốc
Phá hủy các tế bào hồng cầu sớm hơn bình thường (có thể do các vấn đề hệ thống miễn dịch)Bệnh mạn tính như bệnh thận mạn, ung thư, viêm loét đại tràng, hay viêm khớp dạng thấp.Một số bệnh thiếu máu, như bệnh Thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm
Dấu hiếu của thiếu máu
Mang thai
Vấn đề về tủy xương như lymphoma, bệnh bạch cầu, đa u tủy, hoặc thiếu máu bất sản.
Nhiễm vi khuẩn, vius, ký sinh trùng.
Chảy máu cấp tính trong chấn thương, xuất huyết nội tạng.
Dấu hiệu bạn đang bị thiếu máu
Màu mắt
Rất dễ dàng để phát hiện tình trạng thiếu máu từ mắt, khi bạn kéo căng mí mắt và nhìn xuống bên dưới của mắt, nếu thấy màu nhợt nhạt, điều đó chứng tỏ bạn đang thiếu máu.
Mệt mỏi
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi trong vòng 1 tháng hoặc hơn, điều này có nghĩa là bạn có số lượng tế bào hồng cầu thấp. Nguồn năng lượng cơ thể phụ thuộc vào quá trình oxy hóa các tế bào hồng cầu, lượng hồng cầu càng thấp thì tốc độ oxy hóa trong cơ thể càng thấp.
Buồn nôn
Thiếu máu mang đến cho bạn các triệu chứng giống như ốm nghén vậy, hoặc bạn sẽ cảm thấy buồn nôn khi tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng.
Cách điều trị và phòng tránh thiếu máu
Khi thiếu máu ở dạng nhẹ, bạn hãy bổ sung bằng cách dùng thuốc (theo chỉ dẫn của bác sĩ) hoặc thông qua các thực phẩm chứa nhiều sắt và tốt cho máu như thịt bò, các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh…
Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, uống nhiều nước, tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Việc duy trì giấc ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày cũng rất tốt cho người thiếu máu.
Nếu các biện pháp trên không làm bệnh thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị bằng các biện pháp hiệu quả hơn như truyền máu, dùng phương pháp phục hồi chức năng tủy xương…
End of content
Không có tin nào tiếp theo