Đời sống

Có nên rửa sạch trứng trước khi cho vào tủ lạnh?

Rửa trứng hay không rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh là băn khoăn của nhiều bà nội trợ.

Sữa chua bảo quản bao lâu, để nhiệt độ nào tránh được tạp khuẩn xâm nhập? / Bảo quản rau quả tươi ngon nửa tháng chỉ thêm 1 thứ này, nhà nào cũng sẵn

Trứng là món ăn thông dụng nên các gia đình thường mua để sẵn trong tủ lạnh. Trứng có nguồn chất béo rất quý, đó là Lecithin vì Lecithin, ít có ở các thực phẩm khác (trừ đậu nành).

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trước khi bảo quản trứng trong tủ lạnh, trứng cần thiết được làm sạch, để loại bỏ các chất bẩn và vi khuẩn dính trên bề mặt vỏ. Nếu không như vậy, vô hình trung chúng ta đã đưa thực phẩm không an toàn để bảo quản, có thể là một trong các nguyên nhân làm lây nhiễm chéo, từ thực phẩm không an toàn sang thực phẩm an toàn.

Có nên rửa sạch trứng trước khi cho vào tủ lạnh? - 1

Trước khi bảo quản trứng trong tủ lạnh, trứng cần thiết được làm sạch, để loại bỏ các chất bẩn. (Ảnh minh họa)

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đủ thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, se len, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol…

Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hoá khác nhau. Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do nó chứa men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80ºC men này sẽ bị phá huỷ. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều dễ đồng hoá, hấp thu.

Lecithin trong trứng có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol. Do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch (liên quan tới bệnh tăng huyết áp, tim mạch) và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến lưu ý, lòng đỏ nên ăn có liều lượng, trước 40 tuổi ăn 3 lòng đỏ/tuần, sau 40 tuổi là 2 lòng đỏ/tuần, nếu có rối loạn tăng lipid máu chỉ nên ăn 1 lòng đỏ/tuần. Trẻ từ một tuổi trở lên nên ăn 5-6 lòng đỏ/tuần.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm