Đời sống

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều? Vì sao phụ nữ đi tiểu nhiều khi mang thai?

Bà bầu khi có thai thường đi tiểu nhiều hơn so với bình thường. Vậy có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều? Tại sao bà bầu lại đi tiểu nhiều khi có thai? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Uống soda không đường khi mang thai tăng gấp đôi nguy cơ béo phì / Mẹ uống vài ly rượu khi mang thai làm thay đổi khuôn mặt của con

Thực tế, hầu hết các bà bầu đều xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố và làm tăng lưu lượng máu có trong cơ thể. Vì vậy, tần suất đi tiểu của bà bầu cũng tăng lên. Ngoài ra, tần số đi tiểu củamẹ bầucòn phụ thuộc vào một vài vấn đề liên quan khác.
1. Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều?

Phụ nữ đột nhiên đi tiểu nhiều hơn so với thường ngày. Đây có thể được biết như một dấu hiệu sớm cho bạn biết rằng bạn đã mang thai.

Bản chất, hiện tượng đi tiểu nhiều hơn ở người phụ nữ có thể xuất hiện ở tuần thứ 6 sau khi mẹ bầu thụ thai và cũng có liên quan đến một số yếu tố khác.

Các yếu tố có liên quan khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều như:

- hormone thai kỳ và lưu lượng máu trong cơ thể nhiều hơn trước.

- Thời gian đầu thai kỳ, tử cung to ra và chèn vào bàng quang, đồng thời đẩy bàng quang lên phía trên cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần hơn.

Hầu hết, bà bầu đều đi tiểu nhiều hơn rất nhiều khi mang thai. Trong khi đó, tần số đi tiểu của bà bầu còn phụ thuộc vào một vài yếu tố có liên quan như sau:

- Tần suất đi tiểu của bà bầu phụ thuộc vào tuổi thai.

- Lượng nước bà bầu uống mỗi ngày.

- Bà bầu có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều? Vì sao phụ nữ đi tiểu nhiều khi mang thai? - Ảnh 2.

Tần suất đi tiểu của bà bầu phụ thuộc vào tuổi thai - Ảnh Internet

2. Vì sao phụ nữ đi tiểu nhiều khi mang thai?

Vốn dĩ, trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân khiến cho người phụ nữ đi tiểu nhiều lần hơn khi mang thai do sự thay đổi nội tiết. Kèm theo đó là sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang.

Lúc này, khi tam cá nguyệt thứ 2, làm kích thích tử cung không ngừng tăng lên để phù hợp với trọng lượng của thai nhi. Khi đó, xương chậu nâng đỡ có tác dụng giảm áp lực lên bàng quang và điều này khiến nhu cầu đi tiểu ở phụ nữ mang thai có xu hướng giảm.

Trong tam cá nguyệt thứ 3, đây là giai đoạn thai nhi sẽ xoay đầu và chuẩn bị sinh gây ra các áp lực lên bàng quang. Điều này khiến tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng lên.

Như ở trên đã nói, còn có nhiều yếu tố khác có liên quan tới sự thay đổi về tần suất đi tiểu ở bà bầu như: thay đổi nội tiết tố, áp lực tác động lên bàng quang hay lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể mẹ bầutrong thai kỳ.

3. Đâu là dấu hiệu bất thường khi phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều lần?

Về bản chất, việc đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ mang thai là điều xảy ra hiển nhiên. Do đó, việc mẹ bầu thường xuyên đi tiểu cũng được biết đến là hoạt động bình thường.

 

Tuy nhiên, mẹ bầu đi tiểu nhiều lần kèm theo một số dấu hiệu khác thì lại là vấn đề ảnh hưởng tớisức khoẻ. Bà bầu cần đi khám ngay khi đi tiểu kèm theo cảm giác nóng ruột và đau buốt. Đây rất có thể là dấu hiệu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu còn được biết là tình trạng nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu gồm: hai quả thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đa số thường xảy ra những trường hợp nhiễm trùng có liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu là bàng quang và niệu đạo.

Thực tế, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị còn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như:

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều? Vì sao phụ nữ đi tiểu nhiều khi mang thai? - Ảnh 3.

Đi tiểu nhiều ở bà bầu bất thường còn có thể khiến mẹ bầu sảy thai, đẻ non hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh - Ảnh Internet

- Mẹ có thể sảy thai.

 

- Gây đẻ non.

- Nhiễm khuẩn sơ sinh.

- Nghiêm trọng viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở thận và còn gọi là viêm bể thận cấp tính hay nhiễm trùng thận vô cùng nguy hiểm đối với mẹ bầu.

Các trường hợp đi tiểu thường xuyên nhưng mẹ bầu đi tiểu rất ít và không tiểu được. Đây cũng là một trong những triệu chứng có thể giúp mẹ bầu nhận biết tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu đang xảy ra. Ngoài ra, các triệu chứng khác xảy ra gồm: nóng rát khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu đau rát.

4. Gợi ý cách giảm đi tiểu khi mang thai cho mẹ bầu

Đi tiểu nhiều không gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái trong công việc và cuộc sống hằng ngày của mẹ bầu. Vì vậy, một vài gợi ý về cách giảm đi tiểu khi mang thai cho mẹ bầu dưới đây có thể sẽ giúp ích:

 

- Mẹ bầu ngồi chúi người về phía trước khi đi tiểu. Đây là cách giúp tạo áp lực lên bàng quang và giúp bàng quang đẩy sạch nước tiểu ra ngoài. Biện pháp này đem lại tác dụng giúp khoảng cách giữa các lần đi tiểu kéo dài hơn.

- Phụ nữ mang thai hạn chế các loại thức ăn có tính lợi tiểu như: trà, cà phê, nước giải khát,...

- Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo uống đủ từ 8 đến 10 cốc nước hoặc sữa và đồ uống khác để có đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Cách giúp mẹ bầu kiểm tra mình có đang uống đủ nước hay không dựa vào việc quan sát màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu có màu trong hoặc vàng nhạt là mẹ đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đục thì mẹ bầu cần uống nhiều nước hơn.

có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều

Bài tập kegel có tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu - Ảnh Internet

 

- Tinh thần của mẹ bầu cần được thư giãn thoải mái. Thực tế, căng thẳng và stress cũng là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều lần hơn.

- Mẹ bầu có thể thực hiện bài tậpkegel. Đây là bài tập có tác dụng giúp tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu và đem lại hiệu quả trong việc giảm tình trạng đi tiểu, tiểu không tự chủ do căng thẳng cũng như phục hồi dễ dàng sau sinh.

- Mẹ bầu không quên đi tiểu trước khi lên giường ngủ. Biện pháp này giúp bà bầu tránh bị ngắt quãng vì nửa đêm có thể thức dậy đi tiểu nếu không đi tiểu trước khi đi ngủ.

- Không nhịn tiểu, mẹ bầu tuyệt đối không nhịn tiểu và cần đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu. Vì khi nhịn tiểu, cơ sàn chậu của mẹ bầu sẽ bị suy yếu, điều này còn dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.

- Sử dụng băng vệ sinh, mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong thời gian mang thai vì phải đi tiểu nhiều lần. Sử dụng băng vệ sinh giúp mẹ bầu tự tin hơn nếu như gặp phải tình trạng són tiểu,... Một vài vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

 

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều? Những ảnh hưởng trực tiếp từ đi tiểu nhiều ở mẹ bầu tới sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi diễn ra như thế nào? Những thông tin trong bài viết trên hi vọng có thể giúp ích cho mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu nhiều của mình.

Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm nước tiểu đầy đủ để có thể phát hiện kịp thời các bệnh lý và điều trị kịp thời.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm