Điều mẹ bầu cần biết khi lần đầu mang thai
Nắng nóng cực điểm, bà bầu nên ăn gì để giải nhiệt? / Bà bầu có nên ăn cua, ghẹ không?
Hiểu rõ các dấu hiệu
Bà bầu cần hiểu rõ các dấu hiệu của mang thai. Nguồn ảnh: Internet
Trong thời gian chuẩn bị mang thai, một trong những việc quan trọng cần làm là bạn cần tìm hiểu kỹ các dấu hiệu mang thai. Bởi đôi khi các triệu chứng ấy có thể là “tín hiệu giả”. Để chắc chắn, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đi khám. Ngoài ra, nếu thấy các triệu chứng như buồn nôn, đau lưng, tâm trạng thay đổi thất thường, đau ngực, thèm ăn chua… thì nhiều khả năng là bạn đã có “tin vui”.
Mẹ bầu phải khám thai định kỳ
Nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe tiền sản trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe khi mang thai lần đầu. Khi đã mang thai, bạn tuân thủ những mốc khám thai định kỳ mà bác sĩ đã đề ra. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.
Tiêm vaccine – Một trong những điều mẹ cần biết khi mang thai
Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ tư vấn nên tiêm loại vaccine nào cho phù hợp. Vaccine sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tối đa các bệnh và lây sang cho con ngay từ trong bụng mẹ hoặc khi chào đời.
Một số vaccine mẹ nên tiêm:
Vắc xin viêm gan B: Không gây nguy hiểm cho thai nhi
Vắc xin viêm gan A: Nên tiêm nếu có nhiều nguy cơ mắc bệnh
Vắc xin phòng cúm: Nên tiêm trước khi vào mùa cúm
Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: Nên tiêm từ tuần 27–36
Vắc xin viêm màng não
Một số vaccine mẹ không nên tiêm trong thời gian mang thai:
Vắc xin cúm LAIV
Vắc xin ngừa HPV
Văc xin ngừa sởi, quai bị và sởi Rubella
Vắc xin bại liệt (IPV)
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn của mình:
Tinh bột: bánh mì, các loại ngũ cốc,...
Đạm: các loại thịt, sữa, trứng, đậu,...
Rau xanh, hoa quả tươi, nước ép trái cây ít đường.
Uống đủ 2 - 3 lít nước/ngày.
Bổ sung các loại vitamin như: canxi, sắt, A, D, axit folic,...
Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, bơ,...
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình mang thai như:
Chất kích thích, rượu bia, đồ uống có gas.
Thực phẩm nóng hay có tính hàn cần tránh sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ, cá thu,...
Thực phẩm làm mềm, co thắt tử cung: đu đủ xanh, dứa,...
Đồ ăn chưa được nấu chín, chưa được tiệt trùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được