Có thai bao lâu thì nghén? Những phương pháp giảm nghén cho mẹ bầu
Bầu nghén vật vã, nửa đêm tôi gọi chồng dậy bắt chui xuống góc tường lấy một thứ để ăn khiến anh sốc nặng / Bà bầu ăn gì để hết ốm nghén?
Ốm nghén có tên tiếng Anh là "morning sick".Đâylà dấu hiệu thường thấy trong quá trình mang thai với triệu chứng là buồn nôn và nôn.Tình trạng ốm nghén này sẽ khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và suy kiệt sức khỏe. Cường độ và triệu chứng của các cơn ốm nghén sẽ khác nhau tùy vào thể trạng và cơ địa của từng người.
Thông thường, đa số các phụ nữ mang thai chỉ trải qua những cơn ốm nghén nhẹ, tuy nhiên nhiều mẹ bầu có thể gặp những cơn ốm nghén nặng gây mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, mất nước và sức khỏe suy giảm. Các cơn ốm nghén này cũng có thể kết thúc sớm hoặc kéo dài đến kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 hay cho đến khi sinh.
Nếu mẹ bầu tiếp tục ốm nghén trong suốt quá trình mang thai với các triệu chứng nặng khiến mẹ mệt mỏi, sút cân, mất nước nghiêm trọng, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Ốm nghén là dấu hiệu thường thấy trong quá trình mang thai (Ảnh: Internet)
Một số trường hợp phụ nữ mang thai sau đây sẽ có khả năng ốm nghén cao hơn những người khác:
- Người có tiền sử gia đình bị buồn nôn trong khi mang thai hoặc người có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước;
- Người có tiền sử buồn nôn hoặc nôn khi sử dụng thuốc tránh thaido phản ứng của cơ thể đối với estrogen.
Ốm nghén với triệu chứng là buồn nôn và nôn là hai tình trạng phổ biến, gây khó chịu và là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Do đó mối quan tâm lúc này sẽ là có thai bao lâu thì nghén và chúng kéo dài đến khi nào?
Có thai bao lâu thì nghén thực tế còn tuỳ thuộc vào mỗi bà bầu và cơ địa của mẹ bầu khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng thông thường, cơn ốm nghén sẽ bắt đầu khoảng từ tuần thứ 6 của thai kỳ và sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu ở đại đa số phụ nữ.
Trung bình cơn ốm nghén sẽ xuất hiện trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, nhưng đôi khi có một số trường hợp biểu hiện sớm nhất ở tuần thứ 4 và chúng có xu hướng nặng hơn trong tháng tiếp theo.
Ốm nghén gây khó chịu và là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu (Ảnh: Internet)
Trên thực tế, khoảng 50% trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thaisẽ cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thứ 14. Nhưng ở một số phụ nữ khác, tình trạng này sẽ tiếp diễn trong một tháng tiếp theo đó nữa mới có thể trở lại bình thường. Một số ít các trường hợp cơn ốm nghén có thể trở lại sau đó hoặc diễn ra trong suốt thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là mẹ bầu cần phân biệt ốm nghén với chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp trong thai kỳ và xảy ra ở đa số các trường hợp có thai, chiếm từ 45-80%.
Trong đó, khoảng 52% mẹ bầu có các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản trong 3 tháng đầu tiên, từ 24 đến 40% mẹ bầu có triệu chứng ở 3 tháng giữa và 9% có biểu hiện ở 3 tháng cuối.
3. Ốm nghén trong suốt thai kỳ có bình thường hay không?
Có thể khẳng định một điều rằng việc ốm nghén kéo dài trong suốt thai kỳ là một điều không bình thường. Trên thực tế, chỉ có một số ít mẹ bầu bị ốm nghén kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai, và thậm chí tam cá nguyệt thứ ba.
Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang bị ốm nghén kéo dài trong ba tháng đầu để ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn. Việc ốm nghén kéo dài có thể làm phụ nữ mệt mỏi, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước và sụt cân.
4. Nguyên nhân gây ốm nghénCho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra được nguyên nhân cụ thể của ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên các nhà khoa học đã cho thấy rằng đó là sự kết hợp của nhiều thay đổi về thể chất diễn ra trong cơ thể mẹ.
Một số nguyên nhân được cho là có thể gây ra chứng ốm nghén ở mẹ bầu bao gồm:
- Do hormone Human chorionic gonadotropin (hCG). Hormone này tăng lên nhanh chóng trong thời gian sớm khi mang thai.
Nồng độ hCG tăng cao có thể là nguyên nhân dẫn đến ốm nghén (Ảnh: Internet)
- Estrogen. Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây ra ốm nghén vì lượng estrogen cũng tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
- Cảm giác mùi và độ nhạy cảm với mùi. Có một số phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với mùi, như mùi chiên xào, mùi tanh của cá và một số mùi hương khác. Những mùi hương này ngay lập tức làm kích hoạt phản xạ buồn nôn và nôn mữa của mẹ bầu.
- Dạ dày nhạy cảm. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phụ nữ có vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày có nhiều khả năng bị buồn nôn và nôn.
- Stress. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng một số phụ nữ có khuynh hướng căng thẳng, lo lắng, có xu hướng buồn nôn và nôn trong khi mang thai hơn so với những phụ nữ mang thai khác không gặp vấn đề này.
5. Khi nào thì tình trạng nghén nghiêm trọng hơn?
Mẹ bầu sẽ có nhiều khả năng bị ốm nghén nhiều hơn khi mang thai nếu:
- Mẹ đang mang thai song sinh. Điều này có thể được lý giải là do nồng độ hCG, estrogen hoặc các hormone khác trong người mẹ cao hơn.
- Người đã có ốm nghén nghiêm trọng trong lần mang thai trước.
- Người có tiền sử buồn nôn hoặc nôn khi dùng thuốc tránh thai do phản ứng của cơ thể đối với estrogen.
- Người bị buồn nôn và nôn khi đi tàu xe.
- Người có tiền sử đau nửa đầu.
Người đã có ốm nghén nghiêm trọng trong lần mang thai trước.có nhiều nguy cơ gặp ốm nghén nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
- Mẹ đang mang bầu bé gái. Điều này là do nhiều nghiên cứu cho thấy trong ba tháng đầu khi mang thai bé gái, khoảng 55% số phụ nữ mang thai có triệu chứng nghén trầm trọng hơn.
6. Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?Ốm nghén là một dấu hiệu bình thường trong thời gian mang thai. Đối với những trường hợp bị ốm nghén nhẹ đến trung bình hoặc thỉnh thoảng nôn mửa sẽ không gây hại cho thai nhi. Ngay cả khi mẹ không tăng cân trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thì bé cũng không bị ảnh hưởng nếu không bị mất nước do nôn mửa và vẫn giữ được lượng thức ăn. Trong hầu hết các trường hợp, sự thèm ăn sẽ trở lại và sẽ bắt đầu tăng cân sớm.
Nếu tình trạng ốm nghén nghiêm trọng và nôn mửa xảy ra liên tục, kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nước và điện giải. Lâu ngày sẽ khiến mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ sinh non, con sinh ra nhẹ cân.
7. Làm thế nào để khắc phục ốm nghén?
Phụ nữ mang thai khi bị ốm nghén có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Thường xuyên ăn các bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ trong ngày, không để dạ dày rỗng. Nên ăn chậm và ăn các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao và carbohydrate phức tạp như cơm, xôi,…
- Không nằm ngay sau khi ăn.
- Ngồi dậy từ từ vào buổi sáng, nên ngồi trên giường vài phút trước khi đứng dậy. Không đứng dậy đột ngột.
- Tránh ăn các loại thức ăn có mùi và gây ra buồn nôn.
- Ăn các món ăn hơi lạnh hoặc mát. Tránh các loại thực phẩm nóng vì thực phẩm nóng có mùi mạnh hơn.
- Không nên ăn thức ăn chứa chất béo nhiều. Hạn chế các loại thức ăn chiên, thực phẩm cay, chua, hoặc gia vị nhiều để ngăn ngừa kích ứng hệ tiêu hóa.
- Nếu nôn mửa nhiều, hãy bổ sung các chất điện giải đã mất bằng đồ uống thể thao có chứa glucose, muối, và kali.
Các loại đồ uống thể thao có thể giúp bổ sung lượng điện giải đã mất (Ảnh: Internet)
- Mẹ nên để ý các yếu tố kích thích có thể gây ra buồn nôn để tránh, như căn phòng ngột ngạt, mùi nước hoa nặng, mùi xe hơi, hoặc thậm chí các kích thích thị giác nhất định, giống như ánh sáng nhấp nháy…
- Có thể bổ sung thêm các loại vitamin dành cho mẹ bầu, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Sử dụng gừng do gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm bớt sự buồn nôn. Có thể uống trà gừng, hay mứt gừng, kẹo gừng,…
- Sử dụng bạc hà hoặc các hương liệu tự nhiên. Có thế sử dụng chanh hay cam, sử dụng tinh dầu hoặc đơn giản hơn là mang vỏ cam, vỏ bưởi theo người.
7.2. Khi ốm nghén trở nên nghiêm trọngNếu đã thử nhiều biện pháp vẫn không cải thiện hoặc ốm nghén nghiêm trọng quá sức chịu đựng. Mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán cũng như đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ khám, xét nghiệm máu để kiểm tra rối loạn nước và điện giải hay thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định truyền dịch để bù lượng dịch và các chất điện giải bị thiếu hụt. Đôi khi các bác sĩ cũng có thẻ sẽ cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc chống nôn và vitamin B6 để giảm chứng nôn ói.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ xem xét liệu có thể do nguyên nhân nào khác khiến tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc nếu việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không giải quyết các triệu chứng ốm nghén. Các loại thuốc được chỉ định bao gồm:
- Vitamin B6 và Doxylamine. Trong đó vitamin B6 sẽ ưu tiên sử dụng trước do nó là thuốc điều trị không cần kê đơn. Doxylamine là hoạt chất thường gặp trong các loại thuốc ngủ không kê đơn và sẽ được bổ sung vào phương án điều trị nếu vitamin B6 không giúp giảm triệu chứng. Dù dùng một mình hay kết hợp thì cả vitamin B6 và Doxylamine đều an toàn đối với mẹ bầu và thai nhi.
- Thuốc chống nôn. Nếu vitamin B6 và Doxylamine không đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống nôn an toàn đối với thai kỳ. Tùy theo tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết