Con 1 tuổi ngã lăn từ trên giường xuống, thái độ của mẹ khiến bà nội 'giận tím mặt' còn bác sĩ lại khen
Nỗi uất hận của người đàn ông ròng rã "nuôi con tu hú" hơn 10 năm / 9 mẹo vặt trong nhà giúp mẹ rảnh tay nuôi con nhỏ
Trong một buổi chiều cuối tuần, hôm ấy chị Dandan được nghỉ ở nhà, đứa trẻ - con trai chị - đang chơi trên giường bỗng ngã phịch xuống đất.
Bà nội từ phòng tắm bước ra, thấy cháu trai nằm sấp dưới đất hoảng hốt hét lên. Trái lại, Dandan bình tĩnh đứng từ xa nhìn con, thậm chí còn ngăn cản bà bế cháu lên, và gọi ngay cấp cứu. Lo lắng, bà nội bất bình trách móc Dandan “vô tâm”, không biết yêu thương con mình.
Thế nhưng, khi vào đến bệnh viện, điều làm cho bà bất ngờ là lời khen của bác sĩ dành cho Dandan vì đã xử lí tình huống rất tốt. Bác sĩ giải thích, khi trẻ bị ngã đập đầu, không nên nóng vội bế hay đỡ trẻ, nếu không khéo léo rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Tình huống trên của gia đình chị Dandan đã chứng minh việc sốt sắng nuông chiều và bảo vệ trẻ không phải lúc nào cũng tốt.
Bác sĩ cũng khuyến cáo điều mẹ cần làm nếu trẻ ngã từ trên giường xuống:
Không nên vội vàng bế trẻ lên
Khi trẻ bị ngã từ trên giường xuống đất, nếu bố mẹ lập tức bế trẻ lên thì điều này là phản khoa học và có thể tạo thêm thương tổn cho trẻ. Điều đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là quan sát, cần xác định và phán đoán trẻ bị thương ở bộ phận nào để có hướng xử lý kịp thời.
Nếu trẻ đã biết đi, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tự đứng dậy và đi vài bước xem thế nào. Như vậy có thể phán đoán liệu trẻ có bị gãy xương hoặc trật khớp hay không.
Học cách quan sát
Nếu chân tay của trẻ không thể hoạt động, chỉ cần chạm nhẹ trẻ liền khóc thét. Bố mẹ cần kiểm tra liệu trẻ có gãy xương hoặc trật khớp hay không.
Bố mẹ cần sử dụng đá lạnh chườm vào vết thương sưng tấy của trẻ, sau đó lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám. Lưu ý, trong khoảng thời gian đưa trẻ đến bệnh viện, động tác của bố mẹ cần nhẹ nhàng, tránh gây thêm thương tổn cho trẻ.
Nếu trẻ bị thương ở phần cổ hoặc lưng, bố mẹ tuyệt đối không được bế trẻ lên. Hãy đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng và không di chuyển. Sau đó, bố mẹ lập tức bấm số gọi cứu thương.
Bố mẹ cần quan sát liệu trẻ có xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như: ngủ mê man, nôn ói, nôn ra máu, sắc mặt trắng bệch, hôn mê... thì bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Kịp thời cầm máu
Khi trẻ bị ngã chảy máu, bố mẹ cần dùng một tấm vải sạch, ấn nhẹ vào vết thương của trẻ để cầm máu. Nếu trẻ chảy máu mũi, bố mẹ hãy sử dụng ngón cái và ngón trỏ đè vào cánh mũi để cầm máu.
Đừng để trẻ ngửa đầu lên để cầm máu, bởi tư thế sai lầm này sẽ khiến máu chảy vào cổ họng và thực quản gây ra cảm giác buồn nôn, ngạt thở.
Để ngăn ngừa tình trạng trẻ ngã từ trên giường xuống đất, bố mẹ cần phải gắn thêm lan can bảo hộ quanh giường để bảo vệ trẻ.
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là không sử dụng gối kê, đệm chắn làm thành hàng rào để ngăn trẻ ngã bởi những đứa trẻ tinh nghịch có thể bò lên gối kê, đệm chắn và bị ngã xuống đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn