Đời sống

Công dụng bất ngờ của thanh long

Thanh long là vị thuốc quý trong y học dân gian với công dụng chữa nhiều loại bệnh như viêm phế quản, lao, tiểu đường, mụn nhọt….

Bảo tàng Thế giới cà phê tại Buôn Ma Thuột thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan / Mẹ bán con gái 6 tuổi để đổi lấy cái ăn, lại còn bị quỵt nợ

Thanh long (còn gọi là cây lòng chảo, tường liên hay lượng thiên xích) là loại quả khá quen thuộc với người Việt trong mâm ngũ quả ngày Tết. Thanh long cũng là hoa quả "ăn vặt", là món tráng miệng rất được yêu thích sau mỗi bữa ăn bởi vị thanh, mát và thơm ngon của nó.

Theo Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, trong Đông y, hoa và quả thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Thân cây thanh long lại có tác dụng thư cân hoạt lạc, giải độc.

Quả thanh long thường được dùng để giải khát, giải nhiệt và giúp nhuận trường, trị táo bón, có ích cho người bị suy thận, người cao tuổi và người đang dưỡng bệnh, ăn kiêng, giảm béo. Hoa được dùng trị ho, viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết, lao phổi, say rượu, tiểu đường với liều dùng từ 15 đến 30g. Thân cây dùng ngoài có công dụng trị bỏng lửa, bỏng nước, gãy xương, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt với cách thức dùng một lượng thân vừa đủ loại bỏ vỏ và gai, giã nát, lấy nước bôi hay dùng bã đắp.

Quả thanh long (Hình minh họa: alwasatnews.com).

Quả thanh long (Hình minh họa: alwasatnews.com).

Một số bài thuốc có thanh long trong y học dân gian:

- Chữa viêm phế quản, lao phổi và lao hạch: hoa thanh long 10g khô hoặc 30g tươi, nấu canh với thịt heo nạc ăn.

- Phòng chống bệnh scorbut (bệnh do thiếu hụt vitamin C kéo dài) và một số chứng chảy máu thông thường: Ăn mỗi ngày từ 600 đến 700g quả thanh long (khoảng 2 quả to).

- Giảm béo, giảm cholesterol và mỡ máu, phòng và điều trị tiểu đường, cao huyết áp: ăn từ 200 đến 400g quả thanh long ngay trước bữa ăn sẽ làm đầy bụng, khiến không ăn nhiều, nhờ đó giảm cân và phòng trị các bệnh trên.

 

- Chữa tiểu đường: Hái 2 bông hoa thanh long sắp nở (vào lúc 6 giờ chiều), xắt nhỏ, giã nát, chế nước sôi vào hãm 30 phút để uống mỗi ngày.

- Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.

- Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào vị trí tổn thương.

- Dưỡng da, trị mụn: Dùng thịt quả thanh long xay nhuyễn làm mặt nạ đắp lên da mặt, sau 15 đến 20 phút, dùng nước ấm để rửa sạch mặt, lau khô bằng khăn mềm, sau đó dùng chất dưỡng ẩm tùy theo loại da.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm