Công dụng của cây hẹ chữa nhiều bệnh nam khoa
Cây hẹ có công dụng ích thận khí, mạnh dương trong khi hạt hẹ là dược liệu rất hữu hiệu trị chứng di tinh, mộng tinh, tinh yếu do hư lao.
Công dụng kỳ diệu khi mỗi ngày ăn vài hạt lạc / Công dụng của trà đối với sức khỏe
Cây hẹ (tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,...) là loại rau gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội, hẹ trong y học cổ truyền dùng để chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp, trong đó có một số bệnh nam khoa.
Cây hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, giúp khỏi đau bụng do lạnh. Khi dùng để nấu ăn, loại cây này giúp ích thận khí, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối; luộc xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm, lúc đói giúp khỏi chứng ợ hơi.
Hạt hẹ vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trong điều trị các chứng di tinh (hiện tượng tinh dịch xuất tự nhiên, không có khoái cảm mà chỉ thấy tinh dịch chảy ra ướt quần), mộng tinh (hiện tượng xuất tinh nhưng không có động tác giao hợp nam nữ và vẫn thấy khoái cảm cực độ), són tiểu, bạch đới (ra khí hư trắng ở nữ giới), tinh yếu do hư lao.
Một số món ăn, bài thuốc có hẹ trong y học cổ truyền:
- Chữa tinh yếu do hư lao: 1 thang thuốc bao gồm: Hạt hẹ 16g, Phúc bồn tử 24g, Xà sàng tử 6g, Thỏ ty tử 24g, Phá cố tử 6g, Kim anh tử 16g, Thạch liên tử 16g, Câu kỷ tử 24g, Ngũ vị tử 6g, Dâm dương hoắc 24g, Hoài sơn 48g, Thục địa 48g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia làm 3 lần uống. Uống liên tục trong 15 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp 2 liệu trình nữa.
- Chữa ngọc hành (tinh hoàn) cứng đơ, mà tinh tự chảy ra : Hạt hẹ và Phá cố chỉ, mỗi thứ 6g sắc uống.
- Chữa viêm tiền liệt tuyến ở nam giới và bạch đới ở nữ giới : Hạt hẹ lượng tùy dùng, sắc uống.
Hạt hẹ - Hình minh họa: goodbetternest.blogspot.com |
- Chữa bụng dưới đau nhói và ngộ độc thức ăn : Cây hẹ lượng tùy dùng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).
- Chữa lên cơn co giật, nôn ra nước xanh sau sinh đẻ: Lá hẹ 1 nắm giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa cùng nước cốt gừng lượng vừa đủ để uống.
- Chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, tiểu ra máu, chảy máu cam: Toàn cây hẹ 100g, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa cùng lượng vừa đủ đồng tiện (nước tiểu trẻ em) uống.
- Chữa cơn suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm sắc uống.
- Tẩy giun kim: Rễ hẹ lượng đủ dùng, sắc uống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân
Gen Z dẫn đầu tỷ lệ ngoại tình, điều gì gây ra xu hướng này?
Cột tin quảng cáo
Lá hẹ - Hình minh họa: maxpark.com.