Đời sống

Cứ 4 người trên 25 tuổi khỏe mạnh sẽ có 1 người bị đột quỵ, 5 điều tuyệt đối lưu ý để phòng tránh

Theo khuyến cáo từ Hội Đột quỵ thế giới, cứ 4 người bình thường sẽ có 1 người bị đột quỵ trong tương lai.

Con trai nói một câu khiến mẹ chồng đỏ mặt xấu hổ vì đay nghiến nàng dâu sinh con xong mà mất / 16 mẫu phụ nữ đàn ông chớ dại lấy làm vợ kẻo khổ cả đời

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi não bộ tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vài phút, nếu không được cung cấp đủ máu , các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Theo khuyến cáo từ Hội Đột quỵ thế giới vào cuối năm 2022, cứ 4 người bình thường bất kể màu da sẽ có 1 người bị đột quỵ trong tương lai. Đây là con số hết sức báo động, có tần suất tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

cu-4-nguoi-tren-25-tuoi-se-co-1-nguoi-bi-dot-quy-1

Đột quỵ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi (Ảnh minh họa)

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết. Trong đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 85% tổng số các ca đột quỵ hiện nay.

Khoảng 40% quốc gia, nguyên nhân nhân tử vong do đột quỵ vượt lên đứng đầu, cao hơn cả các bệnh lý tim mạch, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Hội Đột quỵ thế giới, trên toàn cầu hàng năm có khoảng 14 triệu bệnh nhân đột quỵ mới và 6 triệu người tử vong do bệnh này. Theo nghiên cứu trên tạp chí The New England Journal of Medicine vào năm 2018, được Hội Đột quỵ thế giới dẫn lại cho thấy,cứ 4 người trên 25 tuổi thì có 1 người sẽ bị đột quỵ trong đời.

Đột quỵ gây tử vong ở nữ giới nhiều hơn cả bệnh ung thư vú, và ở nam giới nhiều hơn bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Bệnh để lại hơn 80 triệu bệnh nhân sống trong tình trạng tàn phế, nhiều gánh nặng cho gia đình.

 

cu-4-nguoi-tren-25-tuoi-se-co-1-nguoi-bi-dot-quy

Cứ 4 người trên 25 tuổi sẽ có 1 người đột quỵ trong tương lai.

Tuy nhiên may mắn là đột quỵ có thể phòng tránh được nếu mỗi người biết cách lưu ý, có chế độ sinh hoạt cuộc sống lành mạnh. Theo thống kê từ các bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115, nguồn gốc dẫn đến đột quỵ có thể kể đến như: có bệnh nền tăng huyết áp chiếm 90%, rối loạn chuyển hóa lipid chiếm 80%, hút thuốc lá ở nam giới chiếm 60%, tiểu đường chiếm 20%, có tiền sử đột quỵ chiếm 20%…Trong đó 10% không tìm được nguyên nhân.

Những người béo phì, cao huyết áp, đôi khi kèm tiểu đường, nếu không kiểm soát hiệu quả các vấn đề thì khả năng đột quỵ có thể xảy ra gần như chắc chắn.

Để tránh nguy cơ mắc đột quỵ, mỗi người cần chú ý những điều sau:

Kiểm soát các trị số huyết áp, LDL cholesterol, đường huyết, không hút thuốc lá, sử dụng thuốc kháng đông nếu phát hiện rung nhĩ.

 

Với những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, cần kiểm soát các yếu tố trên với mục tiêu cao hơn. Nếu kiểm soát tốt tất cả yếu tố nguy cơ trên bằng cách đưa các trị số về mức bình thường hoặc thấp dưới bình thường, khả năng bị đột quỵ sẽ rất thấp và ngược lại.

cu-4-nguoi-tren-25-tuoi-se-co-1-nguoi-bi-dot-quy-2

Nên tập thể dục thể thao thường xuyên để góp phần đẩy lùi bệnh tật (Ảnh minh họa)

Tập thể dục nhiều hơn. Có thể chia nhỏ các bài tập để vận động cơ thể nhiều hơn, như chạy bộ, đi bộ hay kết hợp các môn thể thao.

Hạn chế uống rượu, bia. Những chất kích thích hoàn toàn không tốt cho cơ thể, đồng thời có nguy cơ gây ra những loại bệnh, trong đó đột quỵ.

Không hút thuốc lá. Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

 

Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm như: xuất hiện triệu chứng tê hoặc yếu vùng mặt, tay, chân; đặc biệt khi triệu chứng xảy ra một bên cơ thể, méo miệng, đột ngột không nói được, khó nói, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm