Cục mỡ lợn ướp muối khiến người Nga mê mệt, nhìn rất ngấy nhưng liệu có khó ăn?
Đặc sản Sài Gòn nhìn như miếng thịt mỡ, du khách ăn vào lại tấm tắc khen ngon / Khó tin nhưng có thật: Gián được nấu thành món ăn, còn là đặc sản ở Trung Quốc
Xứ bạch dương rộng lớn có một món ăn khá độc đáo, đó là salo hay mỡ lợn muối. Dù gây ra nhiều tranh cãi về việc sử dụng mỡ động vật trong thực đơn hàng ngày, salo vẫn là món ăn truyền thống được người Nga yêu thích. Với người nước ngoài, họ luôn tò mò về cách chế biến cũng như hương vị của cục mỡ lợn trông có vẻ rất ngấy này.
Mỡ lợn muối của Nga là món ăn khiến nhiều người tò mò. (Ảnh minh họa)
Salo được làm từ mỡ động vật, thường là lợn, cừu, bò và dê. Đây là lớp mỡ bổ dưỡng được động vật tích trữ trước mùa đông sau một năm được cho ăn vỗ béo. Trong số đó, mỡ lợn cứng và nhẹ hơn những loại mỡ khác, lợn cũng dễ nuôi hơn nên salo lợn ngày càng phổ biến và sử dụng rộng rãi.
Salo làm từ mỡ lợn phổ biến và được dùng nhiều nhất. (Ảnh minh họa)
Khác với mỡ lợn ở Việt Nam thường được rán chảy, salo của Nga là thịt mỡ ở phần lưng của con lợn, có hoặc không có da. Sau khi cắt thành từng miếng có kích cỡ khoảng 15 × 20cm, phần mỡ này sẽ được ướp muối hoặc ngâm nước muối lên men. Người Nga sẽ đặt mỡ lợn vào một cái thùng gỗ, xen kẽ giữa các lớp mỡ là một lớp muối dày khoảng 1cm.
Mỡ lợn để sống hoàn toàn, sau đó được đem đi ướp muối. (Ảnh minh họa)
Salo có thể ăn trực tiếp, thái thành từng lát mỏng và ăn kèm với bánh mì đen hoặc salad hay dưa chuột muối. Nhìn có vẻ ngấy nhưng thực chất vị của salo khá ngon, có mùi thơm và vị béo đặc trưng của mỡ lợn. Người Nga khuyến cáo nên sử dụng mỡ muối với rượu vì món này được xem là 1 phương thuốc tuyệt vời chống say rượu. Ngoài ra, salo cũng có thể nấu chín, làm nhân xúc xích hay chiên với tỏi rồi cho vào món súp củ dền đỏ.
Salo có vị khá ngon chứ không ngấy như vẻ ngoài. (Ảnh minh họa)
Món này thường được ăn với bánh mì đen. (Ảnh minh họa)
Salo kết hợp với dưa chuột muối cũng cho ra hương vị tuyệt vời. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra món ăn này cũng có thể nấu chín với tỏi. (Ảnh minh họa)
Trong salo có chứa axit arachidonic giúp cải thiện chức năng của não và tim, các loại "vitamin làm đẹp" A, E và D... Tuy nhiên, vì được chế biến từ mỡ động vật nên các chuyên gia y tế khuyến nghị mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên nạp 10 - 12g salo và tối đa không quá 50g mỗi ngày, 100 - 150g/tuần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo