Đặc sản cơm cháy giòn rụm - thức quà dân dã có lịch sử hơn 100 năm của Ninh Bình
Đặc sản Sài Gòn nhìn như miếng thịt mỡ, du khách ăn vào lại tấm tắc khen ngon / Khó tin nhưng có thật: Gián được nấu thành món ăn, còn là đặc sản ở Trung Quốc
“Rượu ngon, cơm cháy thịt dê
Ninh Bình chào đón khách về thăm quan.
Đẹp thay non nước Tràng An
Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương.”
4 câu thơ ngắn nhưng miêu tả chính xác những điểm thu hút của vùng đất cố đô Ninh Bình. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn nổi tiếng với du khách gần xa bởi món cơm cháy - một thức quà dân dã, giản dị nhưng hấp dẫn.
Cơm cháy là đặc sản nổi tiếng của Ninh Bình. (Ảnh minh họa)
Cơm cháy được cho là đã tồn tại hơn 100 năm. Tương truyền vào thời Pháp thuộc, có chàng thanh niên tên Đinh Hoàng Thăng đã sáng tạo ra món ăn này dựa trên những kinh nghiệm có được sau nhiều năm làm công cho quán ăn của người Hoa.
Cơm cháy ra đời nhờ sự sáng tạo của một chàng trai ở thế kỷ 19.
Qua thời gian, người dân địa phương lại chắt lọc thêm những bí quyết riêng để đặc sản quê hương ngày càng thơm ngon. Từ việc chọn gạo đến quá trình chế biến đều là những công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ. Gạo để làm ra cơm cháy Ninh Bình phải là hỗn hợp giữa 2 loại: Gạo tám thơm Hải Hậu (thuộc tỉnh Nam Định) và gạo khô. Khi pha trộn hai loại gạo này với nhau, chúng ta sẽ có món cơm cháy xốp và ngon hơn rất nhiều.
Quá trình tạo ra món cơm cháy đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự tỉ mỉ, cầu kỳ.
Nồi gang phải thật dày thì mới khiến cơm có độ cháy xém đạt chuẩn. Thông thường, người Ninh Bình sẽ dùng bếp củi để nấu cơm, đợi khi cơm chín thì vét ra, chỉ để lại lớp cơm dính ở đáy nồi.
Phần cơm này tiếp tục được mang lên bếp ủ cho đến khi có màu vàng nhạt, tự bóc ra khỏi đáy nồi. Lúc này, đầu bếp sẽ lấy cơm cháy ra, mang đi phơi khô và bảo quản trong các túi nilon, khi nào có khách thì chỉ cần cho vào chảo dầu sôi chiên giòn là được.
Khi có khách đến, chủ quán sẽ đem chiên cơm cháy trong dầu nóng. (Ảnh minh họa)
Cơm cháy có thể ăn với nhiều món ăn kèm, nhưng ngon và phổ biến nhất là với ruốc và nước sốt nấu từ thịt dê. Trong khi ruốc ăn mặn mặn, dai dai thì nước sốt lại có mùi thơm rất riêng của thịt dê, vị ngọt đậm đà hòa quyện với cơm cháy giòn giòn, bùi bùi, ăn rất cuốn miệng.
Cách đơn giản nhất để thưởng thức cơm cháy là ăn với ruốc hoặc mỡ hành.
Nhưng ngon nhất phải kể đến món cơm cháy chấm sốt dê núi. (Ảnh minh họa)
Món ngon khó lòng bỏ qua khi đến Ninh Bình. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, cơm cháy Ninh Bình đã được chế biến hàng loạt, đóng gói trong bao bì chắc chắn nên khách du lịch có thể mua về làm quà. Ngoài ra, cơm cháy cũng đã xuất hiện tại các cửa hàng trên toàn quốc nên việc mua đặc sản này về thưởng thức không còn tốn nhiều công sức như trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2