Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm xoang
8 công dụng của tỏi đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh / 4 sai lầm khi sử dụng mì chính trong nấu ăn gây hại cho sức khỏe
Xoang là bốn bộ hốc rỗng nằm ở xương hàm trên bao gồm xoang trán, xoang sàng, xoang hàm trên, xoang bướm. Bốn xoang này có cùng cấu trúc niêm mạc và giống với niêm mạc phủ lên mũi và miệng.
Khi trẻ bị cảm cúm hay dị ứng, niêm mạc mũi bị sưng lên và tiết nhiều dịch nhầy hơn thì các mô xoang cũng vậy. Khi lỗ mũi (trước hoặc sau) bị tắc nghẽn, dịch nhầy sẽ bị tắc lại trong xoang. Các vi khuẩn, virus và nấm sẽ phát triển trong xoang và gây nên tình trạng viêm xoang.
Ảnh minh họa.
Sự nguy hiểm viêm xoang ở trẻ nhỏ
Viêm xoang là bệnh thường gặp ở trẻ em, trên lâm sàng thực tế đã phát hiện nhiều trường hợp viêm xoang ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng niêm mạc các xoang cạnh mũi bị tổn thương do tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, khói bụi, hóa chất, chất gây dị ứng,...
Bệnh viêm xoang ở trẻ sẽ gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ kéo dài, ho, hơi thở hôi, hay nôn ọe, sổ mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, trẻ trên 6 tuổi có triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, phù nề quanh mắt. Tùy theo diễn biến của bệnh mà viêm xoang ở trẻ được chia thành viêm xoang cấp tính (kéo dài dưới 4 tuần), viêm xoang bán cấp (kéo dài 4-8 tuần) và viêm xoang mạn tính (kéo dài 8-12 tuần).
Bệnh viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như: Viêm họng mạn tính, polyp mũi, viêm tai giữa ứ dịch, viêm phế quản mạn tính, viêm dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt,... Một số biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, áp xe não, viêm não,...có thể gây đe dọa tính mạng trẻ nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm ngay từ đầu, tránh nguy cơ bệnh diễn biến nặng thành các biến chứng.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm xoang
PGS Nguyễn Thị Hoài An cho rằng, việc điều trị viêm xoang mãn tính cho trẻ mất khá nhiều thời gian
Đưa con tới gặp bác sĩ khi bé bị sốt cao, chị Lan mẹ của bé Nam 4 tuổi ở Thanh Xuân lo lắng khi bác sĩ thông báo con bị viêm xoang.
Chia sẻ với bác sĩ, chị Lan cho biết mình tưởng viêm xoang chỉ có ở người lớn nên chủ quan không đưa con đi khám sớm.
Sau khi thăm khám cho bé Quỳnh Anh, bác sĩ cho biết tình trạng của bé khá xấu, bị viêm đa xoang mạn tính có biến chứng mắt khiến bé gặp khó khăn khi nhìn.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương; Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt viêm xoang ở trẻ em không phải bệnh hiếm, bệnh lý này thường dễ bỏ qua vì nhầm với viêm hô hấp.
Thông thường, bệnh nhi bị viêm xoang cấp các triệu chứng thường kéo dài dưới ba tuần hay gặp ở trẻ dưới ba tuổi, còn viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm kéo dài trên 3 tháng, tái phát trên 6 lần một năm thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.
Bác sĩ An cho biết theo điều tra của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học dường trong đó có viêm xoang.
Trong điều kiện hiện nay, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em có xu hướng gia tăng, hay gặp nhất là các trẻ có cơ địa dị ứng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, hít phải khói thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than..., sự giảm dần của diện tích cây xanh trong môi trường sống dẫn đến trẻ dễ mắc viêm mũi họng.
Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.
Các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ em, theo PGS An sau một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần, trẻ vẫn còn sốt nhẹ, người mệt mỏi, xì mũi màu vàng, xanh đặc, có mùi hôi. Trẻ thường xuyên có cảm giác chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là ban đêm khi ngủ. Hơi thở hôi và dễ nôn oẹ.
Trẻ bú không được dài hơi như khi đang khỏe do tắc mũi. Trẻ hay quấy khóc, thở ngáy, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kèm theo hốc mắt có quầng thâm.
Với trẻ lớn hơn hay phàn nàn bị đau đầu nặng mặt, dễ buồn ngủ. Đôi khi trong đợt viêm cấp mặt trước của má bị sưng nề đỏ, ấn đau hoặc có biểu hiện sưng nề, có hiện tượng phù nề góc trong ổ mắt do hiện tượng viêm xoang sàng rò mủ ra ngoài da.
Nhiều trẻ, do biến chứng của viêm xoang dẫn đến nhãn cầu bị đẩy lùi ra phía trước, góc mũi mắt sưng đầy, thị lực kém… Đặc biệt nếu trẻ có thể bị sụp mi, giãn nở đồng tử…
Điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ có thể điều trị dứt điểm được nếu được chẩn đoán sớm – bác sĩ An cho biết.
PGS An khuyến cáo để phòng viêm xoang ở trẻ, cần chữa trị dứt điểm các bệnh tai mũi họng và đường hô hấp cho trẻ, tránh để bệnh tái phát nhiều lần gây viêm xoang. Duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn, hạn chế ngoáy mũi khi tay bẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết