Điều cần lưu ý để giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong mùa dịch
Tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn / Dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe bạn phải đi khám ngay
Hạn chế tiếp xúc
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm bệnh, chăm sóc trẻ em tốt hơn, ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.
Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ lớn hơn, ba mẹ cần làm gương và xây dựng cho bé thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng.
Đeo khẩu trang phòng bệnh
Khẩu trang y tế nên sử dụng trong các trường hợp sau: Khi tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Khi tiếp xúc với người có triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, khó thở...; Khi được chỉ định theo dõi cách ly tại nhà hoặc đi khám, điều trị tại các cơ sở chữa bệnh. Không được tái sử dụng khẩu trang y tế.
Khi đeo, cần che kín mũi và miệng để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với virus. Khẩu trang phải được giặt ủi hoặc khử trùng qua nước sôi trước khi tái sử dụng.
Cần hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hướng dẫn trẻ không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, cần đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá... để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những virus gây bệnh. Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng và cho bé ăn các thực phẩm đã được nấu chín.
Cha mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn