Đời sống

Tác dụng của quất hồng bì với sức khỏe

Quất hồng bì (nhiều địa phương còn gọi là giổi), được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả.

9 công dụng tuyệt vời của dâu tây đối với sức Khỏe / Tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn

Công dụng tuyết vờicủa quả quất hồng bìcho sức khỏe

1435911702-quat-hong-bi
Ảnh minh họa.

Giảm đau và lợi cho tiêu hóa

Quất hồng bì giảm đau và lợi cho tiêu hóa (Ảnh minh họa)

Hạt và vỏ rễ cây vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau và lợi tiêu hóa. Trong dân gian cũng thường dùng nó trịđau dạ dày, đau thượng vị hoặc do co thắt ống tiêu hóa.

Kích thích tiêu hóa và phòng bệnh chophụ nữsau đẻ

Nhằm kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ, có thể lấy vỏ thân hoặc rễ quất hồng bì 30 g, rễ sử quân 20 g, quả khế chua 20 g. Các vịsaovàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày.

 

Chữa ho gió

BáoGiáo Dụccho biết, quất hồng bì còn có tác dụng trị ho do ngoại cảnh rất hiệu quả, nhất là ho gió. Để chữa ho gió, có thể dùng vài quả hồng bì (khoảng 20-30g), bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày.

Chữa ho gà

Đểtrị hogà, bạn hãy lấy khoảng 50g quả phơi khô, bỏ hạt, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g. Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Quất hồng bì chữa ho gà (Ảnh minh họa)

 

Giải cảm, hạ sốt

Lá quất hồng bì có tác dụng giải cảm, hạ sốt. Bằng cách lấy khoảng 30g lá quất hồng bì tươi rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Quả hồng bì kích thích tiêu hóa

Hạt hồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt.

Chữa bị nấc

 

Để trị nấc cụt, bạn hãy dùng 15 – 20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả quả chín, dầm nát pha nước uống.

Cầm nôn mửa

Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần có tác dụng cầm nôn mửa, say tàu xe rất hiệu quả.

Lá hồng bì giúp long đờm, mượt tóc

Lá hồng bì có tính ấm, vị cay, đắng. Theo Đông y, lá hồng bì có tác dụng long đơm, giảm ho, hạ sốt, giải cảm. Còn theo một nghiên cứu hiện nay thì lá hồng bì có thể giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan và lipid huyết…

 

Trước đây, nhiều chị em còn dùng lá hồng bị đun sôi để nguội để gội đầu, có công dụng trị gàu, làm mượt tóc rất hữu hiệu.

Rễ hồng bì tốt cho phụ nữ sau sinh

Trong Đông y thì rễ cây hồng bì có tác dụng chữ cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau đẻ. Liều dùng: hạt 6-10g, rễ 10-20g.

Còn đối với phụ nữ sau đẻ có thể dùng thang thuốc sau sắc lên uống. Nên dùng trong nhiều ngày liên tục. Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Nó giúp cho sản phụ kích thích tiêu hóa và phòng bệnh sau đẻ.

Hướng dẫn thêm công thức ngâm quất hồng bì

 

Empty

Nguyên liệu: 1kg quất hồng bì; 1kg đường phèn

Cách làm

1. Rửa quất hồng bì với nước đun sôi để nguội, rồi đợi ráo nước.

2. Dùng kéo cắt cuống hồng bì. Chú ý không nên dùng tay bứt vì sẽ làm nát quả

3. Cho quất hồng bì vào lọ, phủ đường phèn lên. Buộc nút chặt lọ

 

4. Để ngâm trong vòng 3 tháng, lớp đường phèn tan đi ta sẽ có một hũ quất hồng bì ngọt thanh thơm mát Lưu ý: Nhớ rửa hồng bì bằng nước đun sôi để nguội và khi ngâm, cho lớp đường phèn lên trên. Lớp đường ở trên sẽ giữ chặt hồng bì, không cho hỗn hợp nổi váng sau ngâm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm