Đời sống

Đậu phụ nấu chung hành lá là sai lầm: 5 món đại kị với đậu phụ cần tránh xa kẻo gây hại sức khỏe

Cần lưu ý không nên kết hợp đậu phụ với những thực phẩm dưới đây.

Sai lầm khi nấu ăn khiến bạn không thể giảm cân / 6 sai lầm nguy hiểm khi nấu ăn mà nhiều chị em thường xuyên mắc

Đậu phụ là sản phẩm được sản xuất từ đậu nành, rất giàu dinh dưỡng và đa chức năng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giàu protein, canxi, kali, vitamin E, stigmasterol và flavonoid.

Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc.

Người có sức khỏe yếu, người già, người có xương khớp kém chắc khỏe... là thích hợp nhất để ăn đậu phụ.

Thói quen ăn đậu phụ khoảng 2-3 lần/tuần rất tốt cho sức khỏe.

dauphu
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên cần lưu ý không nên kết hợp đậu phụ với những thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm chứa nhiều axit oxalic

Đậu phụ là món ăn có chứa nhiều canxi, nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều axit oxalic sẽ tạo thành canxi oxalat, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sỏi thận. Các thực phẩm giàu axit oxalic có thể kể đến như rau muống, rau bina, măng, súp lơ xanh... Để giảm thiểu lượng oxalic của những loại rau này, trước khi chế biến bạn nên chần chúng sơ qua với nước sôi.

Đậu phụ kỵ quả hồng

Trong quả hồng có chứa nhiều tannin, trong khi đó đậu phụ lại chứa canxi clorua, khi ăn cùng nhau có thể tạo thành canxi tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.

 

Thịt dê

Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, tính mát. Trong khi đó, thịt dê mang tính nóng. Nếu kết hợp 2 thực phẩm kỵ nhau này lâu dài sẽ phát sinh bệnh vàng da và phù chân.

Mật ong

Bản thân đậu phụ có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tán huyết, còn mật ong có vị ngọt, tính mát, nếu ăn cùng với mật ong sẽ dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, và gặp các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

Đậu phụ đại kỵ hành lá

 

Hành lá không nên kết hợp với đậu phụ bởi trong hành có chứa axit oxalic khi kết hợp cùng với canxi trong đậu phụ sẽ tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi. Tốt nhất mọi người nên hạn chế ăn hành lá cùng đậu phụ, nếu có thể thì không nên ăn.

Những người không nên ăn đậu phụ

Người bị bệnh tiêu hóa

Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật lớn, ăn nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể và khiến cho sự phân giải protein trở nên quá tải. Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Người bị suy tuyến giáp

 

Đậu phụ có chứa rất nhiều isoflavone, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.

Người bị bệnh gout

Người bị gout ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm