Một cốc nước râu ngô có thể chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm của nam giới.
Trước đây, ngô được xem là một trong những thực phẩm chính rất phổ biến của người Việt, ở một số vùng còn ăn ngô thay gạo.
Gần đây, ngô đã mất dần vị trí quan trọng trong thực đơn của người Việt, nhưng những giá trị dinh dưỡng và dược liệu mà ngô mang lại vẫn được nhiều người coi trọng.
Tác dụng của nước râu ngô
Râu ngô có tính bình, vị ngọt, mát, có thể giảm mỡ máu, huyết áp, đường huyết, đồng thời làm lợi tiểu, giảm sưng, giải nhiệt, có thể chữa các bệnh như viêm thận, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật và các bệnh khác.
Tuy nhiên, khi sử dụng nên chú ý đến vệ sinh và cách sử dụng, đặc biệt chú ý đến một số chi tiết nhỏ để tăng phần hiệu quả.
Theo nghiên cứu Đông y, bác sĩ Ba nhấn mạnh, râu ngô còn có tác dụng giúp nam giới cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, làm trẻ hóa một số cơ quan nội tạng, và tăng cường sinh lực, cải thiện năng lực phòng the.
Đặc biệt là vào mùa thu hoạch ngô, kể cả râu ngô tươi hay đã phơi khô đều là vị thuốc quý trong điều trị cả nội và ngoại khoa.
Ngày xưa, râu ngô còn dùng để chế thuốc dưỡng sinh cho mọi thành viên trong gia đình.
Cũng theo nghiên cứu của bác sĩ Ba, râu ngô chứa tinh dầu và các chất dinh dưỡng phong phú, alkaloid, vitamin K, axit malic, axit oxalic và chất hữu cơ khác.
Tại sao nên nấu nước râu ngô cho chồng uống mỗi ngày?
Một cốc nước râu ngô không chỉ hỗ trợ chữa 3 loại bệnh phổ biến, mà còn giúp nam giới cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, tăng cường sinh lực.
1. Nước râu ngô trị bệnh sỏi đường tiết niệu
Râu ngô đem rửa sạch hoặc có thể băm nhỏ, cho vào ấm cùng với nước, đun sôi để uống hằng ngày. Râu ngô phối hợp với các loại rau cỏ lợi tiểu khác như rễ tranh, kim tiền thảo, mã đề… sẽ cho hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, để mang đến những tác dụng tốt nhất bạn cũng có thể để nguyên râu ngô trong quả bắp khi luộc, thêm chút đường, chút muối vào nước luộc.
2. Nước râu ngô trị viêm thận, viêm bàng quang
Sau khi rửa sạch 100 gam râu ngô, 40 gram sài đất cùng rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50 gam, cho vào nồi đất, thêm nước sắc uống mỗi ngày. Chỉ cần sắc 1 lần dùng cho cả ngày. Bệnh sẽ thuyên giảm đi rất nhiều nếu bạn kiên trì thực hiện trong vòng khoảng một tháng.
3. Đái tháo đường cũng sẽ thuyên giảm khi uống nước râu ngô
Với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, mỗi ngày chỉ cần dùng 40 - 50 gam râu ngô sắc lấy nước uống. Để giúp điều trị bệnh tốt hơn bạn có thể bổ sung thêm các vị thuốc khác như: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…
Chỉ nên uống liên tục trong vòng 10 ngày
Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.
Nhiều người có thói quen lấy râu ngô phơi khô dùng dần thay thế chè cũng rất tốt, song dùng râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất vì chứa nhiều dưỡng chất hơn. Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…
Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali... Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Theo Khỏe & Đẹp